Oneway.vn – Chúng ta sống trong một thế giới mà chúng ta không thể hiểu hết được.(Ảnh: NBC News)
Bất chấp mọi tiến bộ công nghệ, chúng ta vẫn phải đối mặt với bí ẩn đau đớn về cái chết. Không lời giải thích thỏa đáng nào khi một đứa trẻ chết trong bụng mẹ, hoặc khi người thân tự tử hay qua đời trong một tai nạn.
Một số cái chết đặc biệt khiến chúng ta bối rối. Giống như máu của A-bên đang kêu thấu đến Đức Chúa Trời, những cái chết như vậy đang kêu lên với chúng ta rằng có điều gì đó không ổn trong thế giới này.
Bạn có thể nói gì để an ủi ai đó giữa thảm kịch như vậy? Làm thế nào để có thể mang lại niềm an ủi thực sự mà không coi thường nỗi đau ai đó đã trải qua?
Tôi tự hỏi mình những câu hỏi này cách đây vài năm khi một người hàng xóm nhờ tôi đến nói vài lời tại lễ tưởng niệm người thân trong gia đình anh ấy – một người vợ và người mẹ đã qua đời ở tuổi 30. Nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, Ê-sai 55:6–9 đã xuất hiện trong tâm trí tôi và nó liên tục là nguồn trợ giúp “trong thung lũng nước mắt này”. Phân đoạn Kinh Thánh phán với một dân tộc đang bối rối, đau khổ và kêu gọi họ hãy hướng lên Đức Giê-hô-va!Đoạn Kinh Thánh kết thúc (c. 8–9) với một niềm an ủi nghịch lý. Thay vì đưa ra câu trả lời, Chúa khẳng định những việc làm của Ngài vượt quá tầm hiểu biết đầy đủ của chúng ta. Ý tưởng Chúa, không phải ý tưởng chúng ta; vượt xa chúng ta. Các nhà thần học gọi đây là sự khó hiểu của Chúa .
Một số cái chết đặc biệt khiến chúng ta bối rối. Giống như máu của Abel đang kêu thấu đến Chúa, những cái chết như vậy đang kêu lên với chúng ta rằng có điều gì đó không ổn trong thế giới này.
Đáng ngạc nhiên, Phao-lô đã ca ngợi Chúa giữa những lời khó hiểu ấy. Trong Rô-ma 11:33–36, ông trích dẫn Ê-sai và tuyên bố: “Ôi! Sự giàu có, khôn ngoan và hiểu biết của Đức Chúa Trời thật sâu nhiệm biết bao! Sự phán xét của Ngài làm sao biết được, đường lối Ngài làm sao hiểu được! “Vì ai biết được ý tưởng Chúa, ai làm cố vấn cho Ngài?” Hoặc “ai đã cho Chúa trước, để được Ngài trả lại?” Vì muôn vật đều từ Ngài, bởi Ngài, và hướng về Ngài. Vinh quang thuộc về Ngài đời đời vô cùng! A-men”.
Nếu Thiên Chúa không thể thấu rõ thì làm sao chúng ta biết được lòng nhân từ của Ngài? Ngay cả khi Ê-sai dạy về sự siêu việt của Chúa đối với sự hiểu biết của chúng ta, ông cũng tập trung vào những gì Thiên Chúa đã mặc khải rõ ràng về chính Ngài. Những lời của nhà tiên tri thể hiện trong Phục Truyền Luật Lệ Kí 29:29, kêu gọi chúng ta hãy quan tâm đến những gì Đức Chúa Trời đã tỏ lộ: “Những điều huyền nhiệm thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta, nhưng những điều được mặc khải thuộc về chúng ta và con cháu chúng ta đến đời đời, để chúng ta làm theo mọi lời của luật pháp nầy”.
Ê-sai mang lại niềm an ủi nào trong thế giới đau buồn bí ẩn của chúng ta?Ê-sai nói: “Kẻ gian ác hãy lìa bỏ đường lối mình, người xấu xa hãy từ bỏ các ý tưởng mình; Hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào” (Ê-sai 55:7).
Đức Chúa Trời ban lòng thương xót và tha thứ cho những tội nhân đáng chết mất. Khi hiểu mình tội lỗi đến mức nào, chúng ta thấy đó là một mầu nhiệm của tình yêu diệu kỳ, khi Chúa chấp nhận và yêu thương chúng ta. Như bài thánh ca “Tình Cha sâu đậm biết bao” nhắc nhở chúng ta,
“Con là ai mà được Ngài yêu quý?
Câu trả lời chẳng thể nào tìm được
Nhưng điều con biết với tấm lòng hèn mọn
Rằng những vết thương Ngài đã trả giá thay con”.
Chúa không chỉ khuyên dạy Cơ Đốc nhân hãy khóc với những người khóc mà chính Ngài cũng đồng cảm với nhân loại đau khổ qua sự nhập thể của Con Ngài.(Ảnh: Crosswalk.com)
Lòng thương xót sâu xa của Đức Chúa Trời được thể hiện nơi Chúa Jêsus, Đấng đã khóc tại mộ La-xa-rơ và thành Giêrusalem. Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại, Đấng cảm thông với những đau khổ của bạn (Hê-bơ-rơ 4:14–16 ). Tại thập giá, khi chúng ta vô cùng tức giận với những người đã làm hại mình, Ngài đã thật nhân từ khi cầu xin Cha Ngài thương xót họ (Lu-ca 23:34).
Sự tha thứ, thật đáng kinh ngạc, đến với người bị kết án. Nó đến sau khi một thẩm phán đưa ra phán quyết có tội. Và Ê-sai hứa không phải tha thứ một phần mà là một sự tha thứ dồi dào. Đức Chúa Trời không chỉ tha thứ những tội lỗi “nhỏ” của chúng ta mà trong Đấng Christ tất cả đều bị xóa bỏ (Ê-sai 43:25).
Chúng ta có thể biết ơn nếu chưa bao giờ phải ra tòa án trần thế và nhận án tù; tuy nhiên một tù nhân biết được sự vĩ đại của sự ân xá.
Chúng ta là những tội nhân; chúng ta phạm tội chống lại Thiên Chúa trong hành vi và suy nghĩ. Chúng ta gian ác và bất chính, cần sự tha thứ của Ngài (Ê-sai 55:6).Suy nghĩ của chúng ta bị ràng buộc bởi những giới hạn của con người, nhưng suy nghĩ của Chúa thì vô biên. Chúng ta chỉ nhìn thấy những gì ở phía chân trời; nhưng trong Ngài không có sự tận cùng. Chúng ta không biết tại sao Chúa lại lấy đi một mạng sống, tuy nhiên chúng ta có thể tin vào sự thật này: Ngài biết rõ nhất.
Giăng 11 kể về tình yêu của Chúa Jêsus dành cho La-xa-rơ, nhưng Chúa Jêsus để La-xa-rơ chết. Nguyên nhân? Chúa có thể bày tỏ vinh quang của mình ngay cả qua sự chết. Cái chết của La-xa-rơ đã tạo cơ hội cho Chúa Jêsus mặc khải danh tính của Ngài cho những người đang đau buồn qua lời tuyên bố mạnh mẽ: “Ta là sự sống và là sự sống lại” (c. 25).
Tiên tri Ê-sai khẳng định chúng ta cần đến gần Thiên Chúa vì vinh quang của Ngài và lợi ích của chúng ta. Suy cho cùng, cuộc sống chỉ là một hơi thở. Này là lúc cần đặt đức tin nơi Chúa Jêsus Christ: “Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va trong khi có thể gặp; Hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần! Kẻ gian ác hãy lìa bỏ đường lối mình, người xấu xa hãy từ bỏ các ý tưởng mình; Hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót” (55:6–7).
Có thể chúng ta không bao giờ biết tại sao Chúa lại lấy đi người bạn thân yêu nhất của chúng ta, nhưng chúng ta biết rằng Ngài là Người tốt và làm điều tốt (Thi Thiên 119:68). Ngài là Đức Chúa Trời ban mọi nguồn an ủi (2 Cô-rinh-tô 1:3), vì vậy, hãy đến với Ngài trong mọi hoàn cảnh để được ủi an!
Bài: ANDREW J. MILLER; Dịch: SD
(Nguồn: thegospelcoalition.org)