Oneway.vn – Cựu Ước nhiều lần hứa rằng Chúa sẽ cứu dân Ngài, nhưng Chúa sẽ làm thế nào?
Một số người Do Thái mong đợi sự cứu rỗi này sẽ đến từ một vị vua vĩ đại trong dòng dõi của Đa-vít, người sẽ tiêu diệt kẻ ác và cai trị Y-sơ-ra-ên bằng sự công bình, thực hiện những lời tiên tri như Ê-sai 11:1-10 và Thi thiên 2:9 [12].
Những người khác đang chờ đợi một vị linh mục cứu độ hoặc một nhà tiên tri vĩ đại để dạy Y-sơ-ra-ên cách trở nên công chính [13].
Không ai mong đợi một Đấng Cứu Thế chịu khổ nạn. Nhưng chỉ một vài câu sau, Ê-sai đã tiên tri rằng “cánh tay thánh” của Đức Chúa Trời sẽ mang đến sự cứu rỗi (Ê-sai 52:10), ông tuyên bố Đấng vâng mệnh Đức Chúa Trời – Đấng đáng được tôn cao, nhưng lại bị coi thường và bị từ chối (Ê-sai 52:13; 53 3). Ê-sai hỏi “Và cánh tay Đức Giê-hô-va đã được bày tỏ cho ai?” (Ê-sai 53:1). Câu trả lời cho câu hỏi tu từ này là không ai – vào thời điểm tiên tri của Ê-sai, không ai biết được rằng sự cứu rỗi vinh quang của Đức Chúa Trời sẽ đến qua Đấng vâng phục khiêm nhường.
Tân Ước nói rõ rằng Chúa Jêsus là Đấng được hứa của Đức Chúa Trời, sẽ cứu dân mình bằng cách chịu đau khổ thay cho họ. Chính Chúa Jêsus đã nói về sứ mạng của mình là “phục vụ, và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” theo đúng lời tiên tri của Ê-sai (Mác 10:45) [15].
Điều này phản ánh lời tiên tri của Ê-sai về Đấng Phục vụ sẽ từ bỏ mạng sống mình cho đến chết để mang lấy tội lỗi của nhiều người (Ê-sai 53:11-12). Lời tiên tri về Đấng Phục vụ trong Ê-sai 53 đóng vai trò là “chìa khóa thông diễn” để hiểu được ý nghĩa thực sự về khổ nạn và cái chết của Chúa Jêsus [16].
Phi-e-rơ nói rõ điều này “Ngài mang tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, để chúng ta chết đối với tội lỗi và sống cho sự công chính; nhờ những vết thương của Ngài mà anh em được chữa lành” (1 Phi-e-rơ 2:24; tham khảo Ê-sai 54:4-5,12).
Chúa Jêsus công bố vương quốc của Đức Chúa Trời, chữa lành người bệnh, trừ tà, dẹp yên cơn bão và hóa bánh cho năm ngàn người ăn. Đám đông muốn tôn Ngài làm vua, và các môn đệ mong Chúa giải phóng Y-sơ-ra-ên [17]. Nhưng không ai ngờ Đấng Cứu Thế sẽ là một con người phải chịu khổ nạn, gánh thay nỗi đau của chúng ta, mang lại cho chúng ta sự chữa lành và trọn vẹn, và đã xưng công chính cho nhiều người (Ê-sai 53: 3-5, 11).
Thập tự giá cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã không ban một Đấng Cứu Thế như chúng ta mong đợi, nhưng là Đấng mà chúng ta thực sự cần, Đấng sẵn sàng làm con chiên, chịu chết để cứu chúng ta khỏi hình phạt và tội lỗi. Đây là mầu nhiệm vinh quang mà Đức Chúa Trời mặc khải trên thập giá, nơi Đấng Phục Vụ vô tội phải chịu đau khổ để cứu chúng ta khỏi tội lỗi.
Hãy chăm xem bí ẩn kỳ diệu
Đấng Cứu Thế trên cây thập tự
Thay cho những tội nhân bị hủy hoại
Chiên Con đắc thắng vinh quang [18].
Sự khổ nạn được thanh minh
Các sứ đồ không công bố sự khổ nạn và chịu chết của Chúa Jêsus độc lập vì thập tự giá không phải là kết thúc của câu chuyện. Theo Kinh Thánh, họ rao giảng Đấng Cứu Thế bị đóng đinh và phục sinh (Công vụ 2:23-24; 1 Cô-rinh-tô 15:3-4).
Sự phục sinh đảo ngược phán xét sai lầm của thế gian rằng Chúa Jêsus là một vị vua mạo danh phải bị ngăn chặn; mà xác nhận Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, Đấng Mê-si được hứa và là Chủ Tể cao quý, chỉ duy Ngài có thể cứu tội nhân (Công vụ 2:36; 4:10-12; Rô-ma 1:4).
Chúa Jêsus chịu đựng thập tự giá và khinh sự sỉ nhục “vì niềm vui đặt trước mặt mình” (Hê-bơ-rơ 12: 2) – đây là một niềm vui trọn vẹn mà Đấng Cứu Thế phục sinh ngự bên hữu Đức Chúa Trời (Thi-thiên 16:11; 110 :1) [19].
Chúa Jêsus dạy rằng, Ngài phải sống lại vào ngày thứ ba, rằng Ngài sẽ bước vào vinh quang sau khi chịu khổ nạn (Lu-ca 9:22; 24: 7, 26, 46). Có những tia sáng vinh quang bên ngoài ngôi mộ trong Cựu Ước, trong các đoạn như Thi-thiên 16:11, Ê-sai 25:6-12, Ê-xê-chi-ên 37:1-14 và Đa-ni-ên 12:1-4.
Ma-thê khẳng định niềm hy vọng của người Do Thái rằng “Con biết rằng anh con sẽ sống lại trong kỳ phục sinh vào ngày cuối cùng” (Giăng 11:24).
Chúa Jêsus tuyên bố “Ta là sự sống lại và sự sống. Người nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dù đã chết rồi” (Giăng 11:25), và các sứ đồ tuyên bố “trong Đức Chúa Jêsus có sự sống lại từ cõi chết” (Công vụ 4:2). Chúa Nhật Phục sinh là bước ngoặt từ thời đại cũ sang mới, là chương đầu tiên của tương lai phục sinh vinh quang [20].
Lời tiên tri vĩ đại của Ê-sai về sự khổ nạn của Đấng Phục Vụ cho tội nhân kết thúc với sự sống vượt xa cái chết: Đấng Cứu Thế “sẽ thấy dòng dõi mình” và “Các ngày của Người sẽ dài thêm”; Chúa sẽ “chia chiến lợi phẩm với những kẻ mạnh” trong chiến thắng (Ê-sai 53:10-12). J. Alec Motyer giải thích “Ê-sai không sử dụng từ ‘phục sinh’, nhưng những câu này cho thấy Đấng Phục Vụ ‘đang sống sau khi đã chịu chết’ (Công vụ 1: 3)” [21].
Đức Chúa Trời không chỉ nhận sự hy sinh của Chúa Jêsus cho tội nhân mà còn minh oan cho Chúa Jêsus sau khổ nạn bằng sự sống lại vĩnh hằng vinh quang. Cái chết không thể cầm giữ được Tác giả của sự sống (Công vụ 2:24; 3:15).
Hãy chăm xem bí ẩn kỳ diệu
Chúa của sự sống phải chịu chết
Nhưng không ngôi mộ nào có thể cầm giữ Ngài
Ca ngợi Chúa; Ngài sống! [22]
Chúa Jêsus chịu khổ nạn và bước vào vinh quang, vì vậy, những người theo Ngài đang chịu đựng những phiền não với hy vọng phục sinh. Phao-lô nhắc nhở các tín đồ rằng “Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian lao mới vào được vương quốc Đức Chúa Trời.” (Công vụ 14:22).
Sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh rằng “chúng ta cũng là người thừa kế, vừa là người thừa kế của Đức Chúa Trời vừa là người cùng thừa kế với Đấng Christ; nếu chúng ta thật sự cùng chịu khổ với Ngài thì chúng ta sẽ cùng được vinh quang với Ngài” (Rô-ma 8:17).
Sự phục sinh của Chúa Jêsus rao báo niềm hy vọng trong tương lai của chúng ta – thể xác thấp hèn của chúng ta sẽ được biến đổi để giống như hình thể vinh quang của Chúa Jêsus (Phi-líp 3:21). Tuy nhiên, sự phục sinh cũng là một thực tế cho các tín đồ. Bất cứ ai trong Đấng Cứu Thế cũng là một người mới (2 Cô-rinh-tô 5:17). Chúng ta đã được sống lại với Đấng Christ bằng đức tin và trải nghiệm quyền năng sự sống của cùng một Thánh Linh đã khiến Đấng Cứu Thế từ kẻ chết sống lại (Cô-lô-se 3: 1; Rô-ma 8:11). Chúng ta đang được đổi mới trong sự yếu đuối của mình để trở nên giống như Đấng Cứu Thế khi chúng ta chăm xem vinh quang của Ngài (2 Cô-rinh-tô 3:18; 4:16). Chúng ta thậm chí vui mừng trong hoạn nạn bởi vì Chúa Jêsus đã cứu chúng ta khỏi hình phạt tội lỗi và một ngày nào đó sẽ hoàn toàn giải thoát chúng ta khỏi thực tại của nó [24].
Sự kết thúc của đau khổ
Chúng ta thấy rằng sự khổ nạn của Chúa Jêsus là cần thiết để hoàn thành Lời Chúa, Đấng vô tội hy sinh và được minh oan trong vinh quang phục sinh. Đấng Cứu Thế bằng lòng chết trên thập tự bị rủa sả, sau đó bước ra khỏi mộ Giô-sép. Chúa Phục sinh sẽ trở lại với tư cách là vị vua đắc thắng, người sẽ cứu dân mình và tiêu diệt tất cả kẻ thù – bao gồm ma quỷ và sự chết (Khải huyền 19:11-16; 20:10,14).
Chúa sẽ làm mới mọi sự và chấm dứt những rắc rối và buồn thảm. Chúng ta sẽ thấy mặt Ngài, kinh nghiệm sự hiện diện vinh quang của Ngài và tận hưởng sự cứu chuộc hoàn toàn khỏi sự rủa sả (Khải Huyền 21:1-4; 22:1-5). Chúng ta được cứu “trong niềm hy vọng” của sự vinh quang bền lâu, điều này khiến chúng ta có cái nhìn đúng đắn với những nỗi đau chúng ta đang chịu (Rô-ma 8:18, 24).
Quả thật là sự giải phóng được báo trước
Hy vọng của chúng ta không lay chuyển
Trong quyền lực phục sinh của Đấng Cứu Thế
Khi chúng ta chờ đợi lúc Ngài đến [25]
Cơ Đốc nhân đau khổ trong hy vọng. Chúng ta không chỉ cầu nguyện “Chúa ôi, còn bao lâu?” mà còn “Chúa ơi, xin Ngài hãy đến!”. Chúa chịu đau khổ để chuộc chúng ta khỏi tội lỗi và hòa giải chúng ta với Đức Chúa Trời.
Sự phục sinh của Chúa là khởi đầu phục hồi của tất cả mọi thứ. Chúng ta vẫn có thể hỏi tại sao cơ thể và tấm lòng chúng ta đau đớn. Chúng ta có thể tự hỏi khi nào Chúa sẽ đổi mới mọi điều. Nhưng chúng ta nhớ ai đã chịu đau khổ để bảo đảm sự cứu rỗi của chúng ta. Và cho đến khi Đấng Cứu Thế trở lại, chúng ta bươn theo Đấng Phục Vụ trên con đường thập giá.
[12] Theo Kinh Do Thái ngoại đạo của Thánh vịnh Sa-lô-môn, có niên đại từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, phản ánh rõ ràng hy vọng về một thiên sai. Thánh vịnh Sa-lô-môn 17: 21-24: “Hãy xem, Thượng Đế, và tôn lên vua của họ, con trai của Đa-vít, để cai trị những Y-sơ-ra-ên kẻ phục tùng của Ngài trong thời gian của Ngài, Chúa ơi. Hậu thuẫn Ngài với sức mạnh để tiêu diệt những kẻ thống trị bất chính… trong sự khôn ngoan và công bình để xua đuổi những kẻ tội lỗi ra khỏi thừa kế… để phá vỡ tất cả cốt lõi của họ bằng một roi sắt; để tiêu diệt các quốc gia bất hợp pháp bằng lời phán của mình”.
[13] Xem John J. Collins, The Scepter and the Star: The Messiahs of the Dead Sea Scrolls and Other Ancient Literature (New York: Doubleday, 1995), 102–23. ↩
[14] Để biết một điểm tương tự, xem Paul R. House, Isaiah, Tập 2: Chương 28, 66, Mentor (Ross-Shire, UK: Christian Focus, 2019), 492.
[15] Để được giải thích chi tiết về ám chỉ Ê-sai 53: 11-12 trong Mác 10:45, xem Rikk E. Watts, “Mark,” trong Commentary on the New Testament Use of the Old Testament, ed. G.K. Beale and D.A. Carson (Grand Rapids: Baker Academic, 2007), 204–6; R.T. France, “The Servant of the Lord in the Teaching of Jesus,” Tyndale Bulletin 19 (1968): 32–37. ↩
[16] David W. Pao and Eckhard J. Schnabel, “Luke,” in Commentary on the New Testament Use of the Old Testament, ed. G.K. Beale and D.A. Carson (Grand Rapids: Baker Academic, 2007), 385 (Luke 22:37). ↩
[17] Xem Giăng 6: 14-15; 12:13; Lu-ca 24:21.
[18] Papa, Boswell và Bleecker, “Come Behold the Wondrous Mystery.”
[19] Hầu hết các bản dịch tiếng Anh diễn tả cụm từ Hy Lạp “anti…chara” trong Hê-bơ-rơ 12:2 “vì niềm vui”, nhưng một số học giả tranh luận về bản dịch là “thay vì niềm vui”. Ví dụ, William Lane viết: “Từ bỏ niềm vui riêng, Ngài đã chịu đựng thập giá” (Hê-bơ-rơ 9-13, Word Biblical Commentary 47B [Nashville: Thomas Nelson, 1991], 413). Cách giải thích này khó có thể xảy ra vì ít nhất ba lý do: (1) cùng một giới từ lại có nghĩa là “vì”, không phải là “thay vì”, chỉ trong một lần xuất hiện khác trong thư (Hê-bơ-rơ 12:16); (2) tài liệu tham khảo về Chúa Jesus “đã ngồi bên hữu Đức Chúa Trời” ở cuối Hê-bơ-rơ 12:2 cho thấy đây là niềm vui trong tương lai thúc đẩy Chúa Jêsus chịu đựng thập giá; (3) Chúa Jêsus chịu đựng sự đau khổ hiện tại vì niềm vui trong tương lai đóng vai trò là hình mẫu cho những người theo Ngài phải bền bĩ chịu đựng (Hê-bơ-rơ 12:1). Để đánh giá bổ sung, xem David A. deSilva, Perseverance in Gratitude: A Socio-Rhetorical Commentary on the Epistle to the Hebrews, Socio-Rhetorical Commentary (Grand Rapids: Eerdmans, 2000), 435–38; N. Clayton Croy, Endurance in Suffering: A Study of Hebrews 12:1–13 in Its Rhetorical, Religious, and Philosophical Context, Society for New Testament Studies Monograph Series 98 (Cambridge: Cambridge University Press, 1998), 177–85. ↩
[20] Một điểm tương tự, xem G.K. Beale, G.K. Beale, A New Testament Biblical Theology: The Unfolding of the Old Testament in the New (Grand Rapids: Baker Academic, 2011), 295.
[21] J. Alec Motyer, Isaiah: An Introduction and Commentary, Tyndale Old Testament Commentaries 20 (Downers Grove, IL: InterVarsity Press, 1999), 381.
[22] Papa, Boswell, and Bleecker, “Come Behold the Wondrous Mystery.”
[23] Timothy B. Savage, Power through Weakness: Paul’s Understanding of the Christian Ministry in 2 Corinthians, Society for New Testament Studies Monograph Series 86 (Cambridge: Cambridge University Press, 1996), 182.
[24] Brian Tabb, “Rejoice Even Though: Facing the Challenges to Joy,” Desiring God, October 16, 2016.
[25] Papa, Boswell, and Bleecker, “Come Behold the Wondrous Mystery.”
Bài: Article by Brian Tabb ; dịch: Janebie
(Nguồn: desiringgod.org)