Oneway.vn – Sách Mác 10:1-12, Chúa Jesus đã đưa ra ba kết luận trong câu 8b và câu 9 về việc ly hôn khi những người Pha-ri-si kiếm cớ hỏi Ngài.
Trước tiên, Chúa nói trong câu 8b “Như thế, vợ chồng chẳng phải là hai nữa, mà chỉ một thịt”. Nói cách khác, vì Chúa nói trong Sáng thế 2:24 “cả hai sẽ trở nên một thịt” nên Chúa Jesus đã kết luận cho thời của Ngài và của chúng ta.
Hôn nhân là một loại kết hợp rất sâu sắc, giống như Đấng Christ và Hội Thánh là một thân thể (Rô-ma 12:5).
Sau đó, kết luận thứ hai, “vậy, người ta không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp”. Cho nên, dù hai người quyết định kết hôn, Mục sư hoặc linh mục của con người hoặc pháp luật hoặc một số người khác đứng ra làm lễ và hợp pháp hóa… Tất cả chỉ là thứ yếu đối với “diễn viên chính” của hôn nhân, cụ thể là Đức Chúa Trời.
Nếu Đức Chúa Trời kết hợp nam nữ trong hôn nhân, thì con người đơn thuần không có quyền tách rời những gì Ngài kết hợp.
Vì Đức Chúa Trời đã tạo ra sự kết hợp thiêng liêng với mục đích thiêng liêng để thể hiện sự vững chắc của tình yêu giao ước giữa Ngài với con cái Ngài, con người không có quyền phá hủy những gì Đức Chúa Trời tạo ra.
Kết thúc câu chuyện của người Pha-ri-si
Đó là cách Chúa kết thúc cuộc trò chuyện với người Pha-ri-si về việc ly hôn. Chúa còn nhiều điều để nói với các môn đệ, nhưng Ngài không nói nhiều với những người Pha-ri-si. Họ không hỏi nữa. Chúa không nói nữa. Họ đến bằng câu hỏi, Chúa Jesus đã đưa ra câu trả lời của mình.
Họ hỏi đàn ông ly dị vợ có hợp pháp không. Và Chúa Jesus trả lời “Người ta không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp”. KHÔNG – ly hôn không hợp pháp, nó trái ngược với ý nghĩa tối thượng của hôn nhân.
Tất nhiên, người ta có thể nói Môi-se cho phép. Nhưng Chúa Jesus không nghĩ như vậy. Ngài đang kêu gọi những người theo Ngài đạt một tiêu chuẩn cao hơn là thỏa hiệp với sự cứng lòng trong Phục truyền Luật lệ Ký.
Chúa Jesus không đến để xác nhận luật Môi-se
Chúa Jesus không giáng sinh chỉ để khẳng định luật Môi-se. Ngài đến để hoàn thành công tác của mình, để tha thứ, xưng công bình cho những người vâng lời Ngài và Chúa chịu chết, để làm giá chuộc cho những người theo Ngài, và đưa họ đến những tiêu chuẩn cao hơn luật Môi-se.
Hãy nhớ Ma-thi-ơ 5:17: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.”
Và sau đó, Chúa đưa ra sáu ví dụ về sự vâng phục. Hai trong sáu ví dụ: “Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng: Ngươi chớ giết ai; và rằng: Hễ ai giết người thì đáng bị tòa án xử đoán. Song ta phán cho các ngươi: Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán; ai mắng anh em mình rằng: Ra-ca, thì đáng bị tòa công luận xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên, thì đáng bị lửa địa ngục hành phạt.” (Ma-thi-ơ 5:21-22)
Và có thêm bốn điều tương tự như thế này trong Ma-thi-ơ 5.
Chúa Jesus đã đến để làm trọn luật pháp
Chúa Jesus không chỉ đến để hoàn thành luật pháp trong công tác của mình, Ngài còn đến để dân sự hiểu sâu sắc về luật pháp và tuân theo luật pháp – không dựa trên luật pháp mà dựa vào chính Ngài, và do đó phản ánh trọn vẹn những gì Đức Chúa Trời muốn cho chúng ta, đặc biệt là phản ánh Phúc âm chính là cách Chúa giữ giao ước của Đấng Christ
với Hội Thánh. Hôn nhân giữa các Cơ đốc nhân là để nói sự thật về Phúc âm – rằng Đấng Christ chết vì Hội Thánh, và không bao giờ phá vỡ giao ước với cô dâu của Ngài.
“Chúa Jesus đến để ban cho bạn sức mạnh để kết hôn, hoặc sống độc thân. Do đó, bạn có thể giữ giao ước”.
Chúa Jesus phán: “Đức Chúa Jêsus từ đó mà đi, qua bờ cõi xứ Giu-đê, bên kia sông Giô-đanh. Đoàn dân đông lại nhóm họp cùng Ngài, Ngài dạy dỗ chúng y như lệ thường. Các người Pha-ri-si bèn đến gần hỏi để thử Ngài rằng: Người nam có phép để vợ mình chăng? Ngài trả lời rằng: Vậy chớ Môi-se dạy các ngươi điều chi? Họ thưa rằng: Môi-se có cho phép viết tờ để và cho phép để vợ. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ấy vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên người đã truyền mạng nầy cho. Nhưng từ lúc đầu sáng thế, Đức Chúa Trời làm ra một người nam và một người nữ. Vì cớ đó, người nam lìa cha mẹ mình mà dính díu với vợ; và hai người cùng nên một thịt mà thôi. Như thế, vợ chồng chẳng phải là hai nữa, mà chỉ một thịt. Vậy, người ta không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp. Khi ở trong nhà, môn đồ lại hỏi Ngài về việc ấy; Ngài phán rằng: Ai để vợ mình mà cưới vợ khác, thì phạm tội tà dâm với người; còn nếu người đàn bà bỏ chồng mình mà lấy chồng khác, thì cũng phạm tội tà dâm.” (Mác 10:1-12)
Mác không mô tả các môn đồ phản ứng thế nào trước những điều này. Ma-thi-ơ cũng vậy. Tôi sẽ cố gắng thể hiện đầy đủ hơn từ các phân đoạn quan trọng trong Ma-thi-ơ 5:32; 19: 9 và trong 1 Cô-rinh-tô 7:10-11, 12-16, 39 và trong Rô-ma 7:1-3.
Đó là lý do tại sao tôi muốn chúng ta hãy để Chúa Jesus làm gương mẫu giá trị và thường khuyên mọi người tái hôn. Chúa Jesus gọi chúng ta là người theo Ngài. Giữ lời hứa hôn nhân của bạn là cách để nói lên lẽ thật về tình yêu theo giao ước không thể phá vỡ của Đấng Christ.
Ly hôn và Phúc Âm
Để kết thúc, tôi muốn nhấn mạnh rằng những gì Chúa Jesus trong câu 10-12 là một tin cực kỳ tốt – ngay cả với những người đã ly dị và đã tái hôn.
Chúa Jesus không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ ly hôn với cô dâu của Ngài – Hội Thánh. Ngài không bao giờ bỏ rơi Hội Thánh. Chúa không bao giờ từ bỏ Hội Thánh. Ngài không bao giờ lạm dụng Hội Thánh. Chúa luôn yêu Hội Thánh. Chúa luôn đưa Hội Thánh về khi lạc đường. Chúa luôn kiên nhẫn với Hội Thánh. Ngài luôn chăm sóc, chu cấp và bảo vệ Hội Thánh.
Và bạn – bạn đã kết hôn một lần, kết hôn năm lần, hay chưa bao giờ kết hôn – nếu bạn ăn năn và tin cậy Đấng Christ – hãy tin nhận Ngài là Đấng đã chịu hình phạt thay bạn và xưng công bình cho bạn – bạn trở nên “cô dâu” trong Hội Thánh Ngài. Và đó là cách Chúa kết nối với bạn.
“Hết thảy các đấng tiên tri đều làm chứng nầy về Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì được sự tha tội vì danh Ngài.” (Công vụ 10:43)
Chúa Jesus tha thiết kêu gọi chúng ta không bao giờ ly hôn, cũng là tuyên bố Phúc Âm cho những người sai lạc được cứu.
Nếu Đấng Christ không như vậy, tất cả chúng ta sẽ hư mất. Ngài thật tốt lành, chân thật, và đầy vị tha. Nhờ vậy, chúng ta được cứu.
Dịch: Janebie
(Nguồn: desiringgod.org)