Môn đồ hóa gia đình: 3 điều cần thay đổi trong việc dạy con

Oneway.vn – Khi con bạn mới chập chững biết đi, bạn thiết lập thì giờ lễ bái gia đình cố định. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn tập hợp các con lại ở phòng khách để cùng đọc một đoạn Kinh Thánh căn bản và cầu nguyện. Bạn cảm thấy ngạc nhiên vì các con yêu thích thì giờ đó. 

Nhưng giờ mọi thứ đã thay đổi. Những đứa con lớn của bạn không còn muốn được bạn ôm ấp trên ghế nữa. Còn bạn thì bận rộn với những cuộc đua bơi lội và buổi luyện tập chạy việt dã. Thì giờ mỗi tối đã biến mất. Môn đồ hóa gia đình sẽ như thế nào khi các con bắt đầu học tiểu học và bước vào tuổi thiếu niên? Những thay đổi này liệu có ảnh hưởng đến tâm linh của con trai hay con gái bạn? 

Khiếu hài hước, tính cạnh tranh và tư duy phản biện 

Để hiểu cách dạy trẻ kỷ luật thuộc linh trong giai đoạn mới này thì điều quan trọng là biết chúng đang lớn lên như thế nào. 

Hỏi một đứa trẻ bảy tuổi rằng: 

“Cái gì có tai mà không thể nghe?” Là trái bắp!”

“Trứng đã nói gì với chảo chiên? Cậu khiến tớ cười vỡ bụng”…

Khi con trẻ vui cười vì những lời nói đùa, thì đó là một dấu hiệu chúng đang bước vào giai đoạn mới với khiếu hài hước, tính cạnh tranh và tư duy phản biện. 

Đến 7 tuổi, trẻ có thể có những suy nghĩ trừu tượng. Chúng nói nhiều hơn và học thêm những kỹ năng mới trên trường như đọc, viết và nói. Từ 6 đến 10 tuổi, khả năng giải thích của trẻ tăng lên, chúng học cách đánh vần các từ, giải toán và đọc sách. 

Khi bước sang tuổi thiếu niên, chúng thay thế búp bê và mô hình siêu nhân của mình bằng các môn thể thao và sở thích mới. Tuổi tầm trung từ 6 đến 12, trẻ con sẽ phát triển thể chất như mọc răng vĩnh viễn, thèm ăn hơn, mạnh khỏe hơn và tăng khả năng phối hợp. Chúng trở nên năng động và tranh cạnh hơn. Những ngày tháng chơi ‘giả vờ’ nhường chỗ cho thời gian tập luyện bóng chày ở Little League, lớp học âm nhạc và câu lạc bộ lập trình. 

3 THAY ĐỔI LỚN 

Cha mẹ cần thực hiện ít nhất 3 thay đổi hoàn toàn trong việc môn đồ hóa gia đình khi con cái bước vào giai đoạn phát triển. 

1. Chuyển từ có sự dẫn dắt của cha mẹ sang tự học. 

Trẻ em 6 hoặc 7 tuổi có thể học kỹ năng đọc Kinh Thánh cơ bản như ghi nhớ mục lục và tra cứu địa chỉ Kinh Thánh. Khi trẻ bắt đầu đọc sách nhiều chương, thì là lúc bạn nên cất các cuốn truyện Kinh Thánh đi. 

Bạn vẫn nên đọc và thảo luận Kinh Thánh gia đình, nhưng hiểu rằng con bạn đã sẵn sàng để xây dựng thói quen đọc và học Kinh Thánh cá nhân.

Tìm kiếm sách tự học Kinh Thánh và sách nghiên cứu Kinh Thánh cho trẻ nhỏ để giúp con bạn khám phá lẽ thật thông qua các hoạt động như so sánh, đối chiếu và phân tích. 

Khi bắt đầu bạn sẽ muốn giao một phần trong một quyển sách nào đó, hoặc giao bài một tuần cho con như bài tập về nhà. Nhưng bạn hãy khích lệ con cái trả lời những câu hỏi và điền vào chỗ trống trong sách. Sau đó, hãy ngồi xuống thảo luận về các câu trả lời đó. Hãy cầu nguyện Chúa Thánh Linh hướng dẫn con bạn nuôi dưỡng tình yêu với Lời Chúa và sử dụng các kỹ năng học Kinh Thánh trong suốt cuộc đời.   

2. Ảnh hưởng bạn bè đồng trang lứa được chú trọng hơn cái nhìn của người lớn

Trẻ con ở lứa tuổi tiểu học thường thích thể hiện để được cha mẹ hay người lớn công nhận mình. Nhưng từ 6 đến 12 tuổi, ảnh hưởng đồng trang lứa trở thành mối quan tâm lớn hơn. Trẻ để ý đến bạn bè, nhận thức bản thân mình là thành viên của một tập thể, và mong muốn được chấp nhận bởi bạn bè đồng trang lứa. 

Ở giai đoạn này, điều quan trọng là cha mẹ cần hướng dẫn con cái đến với các nhóm học Lời Chúa. Cha mẹ cần chọn trường Cơ Đốc hoặc lớp học tại nhà nơi mà Kinh Thánh là môn học chính thức, nhưng vẫn đảm bảo cho trẻ tham gia hoạt động phát triển thuộc linh tại nhà thờ địa phương.  

Hãy xem nhà thờ địa phương như một cộng sự để môn đồ hóa gia đình, và đừng chỉ đăng ký các hoạt động nhà thờ cho con cái mà hãy tham gia cùng. Trước tuổi đi học, việc cầu nguyện bên cạnh giường của con có vẻ hiệu quả. Nhưng vào thời trung học, cách bạn để lại di sản đức tin cho con cái chính là tình nguyện tham gia nhóm thanh thiếu niên, dẫn dắt cầu nguyện, học Kinh Thánh cùng con và cả bạn của chúng. 

3.Chuyển từ xây dựng ‘nền móng’ sang tạo hình ‘trái tim’

Khi con cái còn nhỏ, chúng ta dạy chúng những điều căn bản về thế giới quan trong Kinh Thánh, bởi vì trẻ con nhìn thế giới cách đơn sơ nên chúng dễ dàng đón nhận lẽ thật. 

Cố vấn Julie Lowe quan sát thấy rằng trẻ em ở độ tuổi tầm trung thường có suy nghĩ tuân theo nguyên tắc và có phân biệt đúng sai – kể cả điều giả dối như: “chỉ cần tuân theo luật là bạn đã đủ tốt”. Điều này đang che lấp lẽ thật rằng: “Chúa Jêsus khiến chúng ta được kể là công bình”. 

Ở tuổi niên thiếu, trẻ sẽ bắt đầu thắc mắc về luật lệ cũng như soi xét cha mẹ, thầy cô và người xung quanh nhiều hơn.

Nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là dạy trẻ về luật yêu thương của Đức Chúa Trời cũng như cách thực hành đúng. Chúng ta phải giúp con cái tự xét lại tấm lòng của chúng để nhận biết tội lỗi và sự mâu thuẫn trong việc làm cũng như trong lời nói. Qua đó dạy con trẻ ăn năn tội lỗi và trở lại cùng Chúa.

Điều này đòi hỏi bạn phải sửa trị con trẻ nghiêm khắc với tình yêu thương vô điều kiện (ngay cả khi chúng cứng đầu). 

Đừng bỏ qua việc sửa trị nhưng hãy cứ kiên nhẫn và nhẹ nhàng khi con cái cư xử thỗ lỗ hoặc ích kỷ. 

Khi bạn bày tỏ tình yêu của Chúa (và của bạn) không phải bởi việc làm mới nhận được, thì bạn gieo trồng hạt giống tốt nơi tấm lòng con trẻ. 

Hãy nhớ rằng, lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem chúng ta đến sự ăn năn. (Rô-ma 2:4).

Hình mẫu sự tự do trọn vẹn 

Trong bức thư mà sứ đồ Phao-lô gửi cho các tín hữu Ga-la-ti, ông so sánh công việc cứu chuộc của Đấng Christ giống như đứa con trai từ ở dưới thẩm quyền của những người giám hộ và quản gia đã trở nên người thừa kế cách trọn vẹn (Ga-la-ti 4:1-7). 

Đây là một hình mẫu của sự tự do trọn vẹn.    

Như Paul Tripp dạy rằng khi con trẻ còn nhỏ, cha mẹ có nhiều thẩm quyền trên chúng. Nhưng khi con trẻ lớn lên, cha mẹ chuyển từ người có thẩm quyền thành người có ảnh hưởng đồng hành cùng chúng. Có nghĩa là tư duy về môn đồ hóa gia đình thay đổi, nhưng với sự ban ơn của Chúa Thánh Linh, những sự thay đổi đó sẽ sản sinh ra bông trái tốt lành. 

Bài: Jared Kennedy; dịch: Quỳnh Hương
(Nguồn: thegospelcoalition.org)


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *