Oneway.vn – Có thể bạn sẽ nói “Dường như thật lãng phí thời gian để giải thích ‘cầu nguyện là gì?’ bởi mọi người đều biết thế nào là cầu nguyện. Thậm chí có khi một người chưa tin Chúa cũng biết ý nghĩa của sự cầu nguyện”. Đừng vội. Đôi khi những từ phổ biến nhất lại là từ khó định nghĩa và giải thích chính xác nhất.
Thường thì bao lâu bạn sử dụng từ cầu nguyện? Thật ra chưa từng có ai cắt ngang khi bạn đang nói để yêu cầu bạn làm rõ việc bạn sử dụng từ cầu nguyện. Có vẻ không cần phải giải thích thêm về từ này. Nhưng hãy tiếp tục định nghĩa nó (mà không có từ điển hoặc Google).
Bạn hiểu ý tôi chứ? Đó là một từ dễ sử dụng hơn là định nghĩa tường tận và giải thích. Đôi khi, những từ phổ biến nhất lại dễ gây nhầm lẫn nhiều nhất và từ “sự cầu nguyện” này cũng không phải là ngoại lệ.
Có rất nhiều định nghĩa về “sự cầu nguyện”, và ở đây chúng ta cùng xem qua một số định nghĩa trong số đó.
Cầu nguyện là nói chuyện với Đức Chúa Trời
Cứ nói chuyện với Đức Chúa Trời như khi bạn đang thỏ thẻ với người bạn thân nhất của mình. Bạn không cần phải học về cách làm sao để nói chuyện với Chúa, bạn chỉ cần nói chuyện với Ngài thôi.
Cầu nguyện là cầu xin điều gì đó từ Đức Chúa Trời
Cầu nguyện là cầu xin với Chúa những nhu cầu, những nan đề trong đời sống của mình và cầu xin Đức Chúa Trời sẽ làm thành những điều chúng ta ao ước Ngài sẽ ban cho. Giống như kiểu chúng ta tranh chiến với Chúa cho đến khi Ngài ban cho chúng ta những gì chúng ta muốn. Dường như Đức Chúa Trời vờ như không quan tâm để nhìn thấy thật sự chúng ta muốn bao nhiêu về những gì chúng ta cầu nguyện. Chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho những gì chúng ta muốn. Chúng ta cần nhận biết nó và cầu xin về điều đó.
Cầu nguyện định hướng ý muốn của chúng ta với Đức Chúa Trời
Cầu nguyện không phải là việc chúng ta muốn nhận gì từ Chúa hay buộc Chúa phải hành động. Đức Chúa Trời hoàn toàn biết những gì chúng ta cần và đã định sẵn rằng Ngài sẽ ban cho chúng ta điều đó? Bởi hơn ai hết Chúa biết điều gì tốt nhất cho chúng ta. Cầu nguyện thực sự là định hướng, giải bày những ý muốn của mình với Đức Chúa Trời. Cầu nguyện là tỏ bày với Chúa về bạn hơn là Chúa tỏ bày với bạn về Chúa.
Cầu nguyện là tập chú vào những mong ước theo sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời
Sự cầu nguyện không phải là gì khác hơn là những mong ước bình an và tốt đẹp khi nghe về một thảm kịch, hay mơ tưởng khi nghe ai đó đang ngập tràn hy vọng về một kết quả.
Sự cầu nguyện là sự kết hợp của tất cả những điều này.
Vậy thì, đâu mới thật sự đúng? Thực tế rằng chúng ta không thể giải quyết cho bất kỳ định nghĩa nào. Nhưng chúng ta phải cần chọn một cái đúng nhất trong số đó. Tại sao? Bởi vì nếu sự giải thích sai sẽ dẫn đến việc áp dụng sai.
Bạn có bao giờ nghe câu chuyện về một anh chàng nọ đã tặng cho mẹ mình một con vẹt đắt tiền trong Ngày của mẹ chưa? Anh ta trả 10.000USD cho một con vẹt có thể nói được 40 thứ tiếng và hát được một vài bài thánh ca. Anh đã gửi con chim ấy cho mẹ của mình và chẳng nhận được bất kỳ hồi âm nào trong suốt những ngày sau đó . Anh lo lắng rằng mẹ mình sẽ không thích con chim này, sau đó anh gọi cho mẹ và hỏi bà ấy, “Mẹ thích con chim đó nhiều chứ?” Mẹ anh ta trả lời, “Thật tuyệt vời!” Đầy tự hào, anh ta tiếp tục hỏi, vậy thì “Mẹ thích ở nó cái gì nhất?”. Bà ấy vui vẻ trả lời “À mẹ rất thích cái đùi. Chúng thật sự rất ngon”, điều này cho chúng ta thấy việc giải thích sai sẽ dẫn đến việc áp dụng sai.
Vậy thì, cầu nguyện không phải là…
Thời gian sẽ không cho phép chúng ta giải quyết từng định nghĩa, nhưng chúng ta hãy nói ngắn gọn về một số cách phổ biến mà mọi người nghĩ về lời cầu nguyện.
Xuất Exodus/Ê-díp-tô Ký 33:11 cho chúng ta biết Moses/Môi-se đã nói chuyện với Đức Chúa Trời mặt đối mặt như khi người ta nói chuyện với một người thiết hữu. Tôi nghĩ rằng điều này có thể dẫn đến một định nghĩa sai trật về sự cầu nguyện nếu chúng ta dựa trên sự áp dụng sai của câu Kinh thánh này. Trong khi một phần của lời cầu nguyện là nói chuyện với Đức Chúa Trời như với một người bạn, nhưng định nghĩa này dường như đang đơn giản hóa lời cầu nguyện.
Đức Chúa Jesus cũng là Đức Chúa Trời, Đấng Thần nhân hạ giáng giữa vòng con người chúng ta. Cho nên mỗi lần các môn đồ đối thoại với Đức Chúa Jesus cũng như họ đang nói chuyện với Đức Chúa Trời, và cũng giống như họ đang nói chuyện với bất cứ người nào khác. Nếu cầu nguyện có nghĩa là nói chuyện với Chúa, và Đức Chúa Jesus cũng là Đức Chúa Trời, thì chúng ta có nên nhìn nhận rằng tất cả cuộc trò chuyện của ai đó với Ngài cũng là sự cầu nguyện? Tôi không nghĩ rằng Chúa Jesus đã nhìn nhận điều này theo cách đó.
Khi sứ đồ Philip/Phi-líp xin Chúa Jesus chỉ cho họ thấy Đức Chúa Cha, thì Ngài đã trả lời rằng: “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha” (John/Giăng 14: 9). Chúa Jesus dường như cũng nói rằng, “Không cần nhìn đâu xa. Nếu các ngươi đã thấy Ta, nghĩa là các ngươi cũng đã thấy Đức Chúa Trời ”(Hebrews/Hê-bơ-rơ 1: 3). Tuy nhiên, khi các môn đồ xin Chúa Jesus dạy họ cách cầu nguyện, thì Ngài không cứ đáp ứng theo cùng một cách giống nhau. Ngài đã không nói, “Ồ, nếu các ngươi đã nói chuyện với Ta thì cũng như các ngươi đã nói chuyện với Đức Chúa Cha”. Thay vào đó, Chúa Jesus đưa cho họ những chỉ dẫn. Ngài ban cho họ một bài cầu nguyện mẫu không phải với chính Ngài – người đứng ngay trước mặt họ khi đó nhưng với một Đấng lớn hơn: “Cha chúng con trên trời” (Matthew/Ma-thi-ơ 6:9–15; Luke/Lu-ca 11:1–4).
Trong khi sự cầu nguyện không chỉ là cuộc trò chuyện bình thường với Đấng Tạo Hóa của chúng ta, hay nói xa hơn đó chính là sự nương chắc vào cánh tay quyền năng của Đức Chúa Trời để có được những gì chúng ta mong muốn. Đức Chúa Trời là Đấng đầy năng quyền. Chúng ta không thể điều khiển cánh tay của Ngài bởi vì Chúa là Đấng mạnh sức. Chúng ta không thể đòi hỏi với Chúa nhiều như con chúng ta vòi vĩnh chúng ta — con chúng ta không sở hữu bất cứ thứ gì chúng ta cần hoặc muốn. Nhưng chúng ta không thể đòi hỏi bất cứ điều gì từ Đức Chúa Trời nếu chúng ta không có bất kỳ nhu cầu nào cầu xin với Chúa.
Vậy thì, hãy nhìn xem tôi có ý gì khi định nghĩa và giải thích về cụm từ “sự cầu nguyện”? Nó không có gì mới mẻ hơn so với các định nghĩa trước đây mà có thể đã đồng hành cùng chúng ta và được chúng ta xem là đúng.
Cầu nguyện: đơn thuốc chữa bệnh cho một thế giới đầy sa ngã
Hãy suy nghĩ về sự cầu nguyện như là một đơn thuốc chữa bệnh của Đức Chúa Trời ban cho đời sống chúng ta giữa một thế gian mờ tối. Đơn thuốc này cũng giống như bất kỳ đơn thuốc nào khác. Hãy tưởng tượng bạn được kê toa một loại thuốc chữa cho một căn bệnh đã hành hạ bạn. Có thể bạn rời khỏi văn phòng của bác sĩ mà không có gì ngoài một tờ giấy trên tay, nhưng chắc chắn rằng ở đây có một cái gì đó được thay đổi. Điều gì khiến bạn mỉm cười ngay cả khi bệnh tật hiện tại của bạn rất nghiêm trọng và hoàn cảnh của bạn không thay đổi? Đó chính là hy vọng. Đơn thuốc không phải là thuốc. Đơn thuốc chỉ giúp bạn biết về loại thuốc mình cần để được chữa lành. Bệnh của bạn vẫn còn đó, vẫn có thể làm bạn khó chịu, nhưng toa thuốc nhắc bạn rằng bệnh của bạn là tạm thời vì bạn đã tìm được giải pháp.
Giống như một toa thuốc, lời cầu nguyện làm dịu bớt những lo lắng và xoa dịu những nỗi bất an của chúng ta trước khi hoàn cảnh của chúng ta được trở nên tốt hơn. Chúng ta hãy cùng xem Thi thiên/Psalm 13. Chúng tôi không chắc chắn về hoàn cảnh chính xác đã khiến Vua David/Đa-vit phải viết Thi thiên này, nhưng mọi người đọc nó đều có những trải nghiệm tương tự.
Psalms/Thi thiên 13 bắt đầu với nỗi tuyệt vọng và sầu thảm của vua David: “Đức Giê-hô-va ôi! Ngài sẽ hằng quên tôi cho đến chừng nào? Ngài ẩn mặt cùng tôi cho đến bao giờ?” (Câu 1). Nhưng đến cuối cùng, vua David cũng vui mừng tạ ơn Chúa vì được giải thoát khỏi điều đó: “Tôi sẽ hát ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài đã làm ơn cho tôi” (câu 6). Thi thiên này chỉ có vỏn vẹn sáu câu. Làm sao mà vua David có thể đi từ sự tuyệt vọng, sầu thảm đến sự vui mừng một cách nhanh chóng như vậy? Không phải bởi hoàn cảnh của ông được thay đổi, nhưng bởi cách ông chuyển đổi mối quan tâm của mình vào Chúa và tập chú vào chính Ngài. Điều này đòi hỏi vua David làm theo những gì ông nói ông sẽ làm, và tự tin rằng ông có thể làm được điều đó.
Vua David học biết rằng lời cầu nguyện thường tập chú nhiều về “Bạn sẽ? Bạn sẽ không?” hơn là “Khi nào bạn sẽ?” Mặc dù ông bắt đầu quan tâm đến thời điểm của Đức Chúa Trời, ông quyết định vào cuối Thi thiên này để vui mừng trong Đức Chúa Trời, Đấng yêu thương ông và giải cứu ông. Bản tính tốt lành và lời hứa thành tín của Đức Chúa Trời đã khiến cho vua David vui mừng ngay cả khi hoàn cảnh của ông vẫn chưa được thay đổi. Giống như một toa thuốc, sự cầu nguyện thêm lên cho vua David hy vọng rằng David cần phải bền lòng kiên trì: Đức Chúa Trời là Đấng Thành tín, Ngài đã hứa điều chi thì Ngài cũng luôn hoàn thành trọn mọi lời hứa của Ngài.
Tố Quyên dịch
(Nguồn: churchleaders.com)
Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Hay bạn còn nhiều vấn đề, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên lạc với chúng tôi bằng cách bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, qua tin nhắn Fanpage) hay gửi thư đến email [email protected].
“Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta” (Khải Huyền 3:20-BTTHĐ).
Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!