Sáng Thế ký 41 hướng dẫn Hội thánh hỗ trợ tài chính thời đại dịch

Oneway.vn – Trong sáu tuần qua, 30,3 triệu người lao động, tức là khoảng 18,6% lực lượng lao động Mỹ đã bị sa thải vì đại dịch COVID-19.

Đối với nhiều người, tình trạng thất nghiệp này đến một cách đột ngột. Vài người vẫn chưa kịp chuẩn bị cho những khó khăn kinh tế mà họ đang phải đối mặt.

Kết quả là các Hội Thánh địa phương đang phải giải quyết các nhu cầu bất ngờ trong khi chưa có ý tưởng rõ ràng về cách giải quyết.

Một số Hội Thánh, vấn đề là tài chính (tức là họ không có đủ tài chính để giúp đỡ các tín đồ), đối với những Hội Thánh khác, vấn đề lại là khái niệm (không biết chính điều họ được gọi để giúp đỡ, hay làm thế nào để tiếp cận nhiệm vụ này).

Đối với nhóm thứ hai, cần phải hiểu về khái niệm cân bằng tiêu dùng. Trong kinh tế, tiêu dùng là việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình. Chúng ta cần cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm trong một khoảng thời gian để duy trì mức sống cao nhất có thể.

Thuật ngữ “tiêu dùng” thường có ý nghĩa tiêu cực (nghĩa là, mua hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích cụ thể). Nhưng tiêu dùng một trong những khái niệm kinh tế đầu tiên được đề cập trong Kinh Thánh (Sáng thế ký 1:29). Tương tự, cân bằng tiêu dùng là một trong những khái niệm kinh tế đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong lịch sử cứu chuộc.

Giô-sép cân bằng tiêu dùng

Trong Sáng thế ký 41, vua Pha-ra-ôn tại Ai Cập có hai giấc mơ mà ông không thể giải thích, và Giô-sép được vời vào cung để giải nghĩa: bảy năm dư dật sau đó là bảy năm đói kém. Vì sự khôn ngoan khi diễn giải giấc mơ, Pha-ra-ôn trao quyền cho Giô-sép thực hiện kế hoạch cân bằng tiêu dùng – đã ảnh hưởng đến tất cả người dân trên trái đất.

Tình hình kinh tế cá nhân của chúng ta hiếm khi khắc nghiệt như bảy năm dư dật và bảy năm đói kém. Nhưng trong suốt cuộc đời, chúng ta thường có khoản tiết kiệm để tiêu dùng cho những thời điểm bất ổn trong cuộc sống.

Ví dụ, một công nhân trẻ biết rằng bây giờ họ chỉ có thể kiếm được 40.000 đô la một năm, thì sau khoảng một thập kỷ và vài lần tăng lương, họ sẽ kiếm được 60.000 đô la. Để giảm bớt mức tiêu dùng, họ có thể mua các mặt hàng bằng tín dụng (xe hơi, quần áo, v.v.) vì biết rằng mình có thể thanh toán trong vài năm tới. Vào khoảng giữa cuộc đời, họ đã có thể chi trả mọi khoản tiêu dùng cơ bản và vẫn còn dư để tiết kiệm, để dành cho thời gian nghỉ hưu trong tương lai. Sự nghiệp của họ dùng để phục vụ cho việc tiêu dùng trong tuổi trẻ (thông qua tín dụng) và tiêu dùng cho tuổi già (thông qua tiết kiệm). Kết quả là thành phần công nhân trung lưu này chỉ có thể cân bằng chi tiêu và tiết kiệm để duy trì mức sống cao nhất có thể trong suốt cuộc đời họ.

Mô hình này sẽ ảnh hưởng đến tư duy kinh tế của Cơ Đốc nhân theo ít nhất hai cách:

Đầu tiên, tất cả các nguồn kinh tế của chúng ta (như thu nhập) là những món quà Chúa ban tặng để chúng ta quản lý.

Thứ hai, có thể quan sát được từ cả Kinh Thánh và kinh nghiệm thực tế, rằng mức độ kinh tế Chúa ban cho có xu hướng thay đổi trong suốt cuộc đời và chúng ta nên lên kế hoạch cho phù hợp.

Khoản tiết kiệm để giúp người nghèo

Chúa không chỉ đơn giản muốn cuộc sống chúng ta xen kẽ giữa những năm dư dật và đói kém, nhưng Ngài muốn chúng ta quản lý tài nguyên của mình một cách có trách nhiệm, như Giô-sép đã làm tại Ai Cập.

Trong Kinh thánh, Chúa dạy chúng ta tiết kiệm tài nguyên để sử dụng trong tương lai (Châm ngôn 6: 6,8) thay vì tăng mức tiêu dùng hôm nay (Châm ngôn 22:7), tin rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta dư dật trong tương lai. Đây là lý do các nhà hoạch định tài chính dựa trên Kinh Thánh khuyên bạn nên có một quỹ khẩn cấp với khoản tiết kiệm tương đương ba đến sáu tháng chi phí gia đình (chi phí tiêu dùng).

Đại dịch cho chúng ta thấy việc áp dụng phương pháp tiết kiệm này trong suốt những năm trước đó là vô cùng cần thiết. Nhưng còn những người vì hoàn cảnh hoặc chủ quan mà đã không tiết kiệm thì sao?

Chúa ban nguồn lực kinh tế không chỉ vì lợi ích chúng ta mà còn để chia sẻ cho người khác (Lu-ca 6:38). Có nghĩa là một phần tài chính của chúng ta, bao gồm cả tiền tiết kiệm đã được ban cho chúng ta để giúp đỡ những ai cần (Ê-phê-sô 4:28).

Nhìn chung, có hai loại nhu cầu tiêu dùng là dài hạn và ngắn hạn. Ví dụ điển hình về nhu cầu tiêu dùng dài hạn là trẻ mồ côi và góa phụ, Kinh thánh thường kêu gọi chúng ta quan tâm đến nhóm người này.

Loại thứ hai bao gồm những người có nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn. Trong danh mục này là những người vì không có khả năng hoặc thiếu thận trọng nên không có đủ tiền tiết kiệm để tiêu dùng khi bất ngờ gặp phải một cú sốc kinh tế. Có thể chúng ta không nghĩ họ là người nghèo, vì không phải họ lúc nào cũng khó khăn. Nhưng những ảnh hưởng đối với cuộc sống và nhu cầu tiêu dùng hiện tại của họ cũng tương tự như những người nghèo. Sự khác biệt ở đây là nhu cầu ấy chỉ tạm thời, có thể tình hình tài chính của họ sẽ ổn định trở lại.

Những người cần giúp đỡ (không phải người nghèo)

Để giúp đỡ trong những trường hợp như vậy, Hội Thánh có thể cung cấp các khoản vay dựa trên nhu cầu của tín đồ. Các tín đồ có đủ tiền tiết kiệm có thể dâng hiến cho một quỹ tạm thời để các tín đồ khác có thể vay. Khi tài chính ổn định trở lại, người vay sẽ trả lại cho người kia. (Các khoản vay nên được miễn lãi, cũng có thể chuyển đổi thành các khoản trợ cấp cho những người không có khả năng trả lại những gì còn nợ.)

Nếu những Hội thánh sẵn sàng tổ chức các chương trình như vậy thì Cơ Đốc nhân sẽ ít gặp khủng hoảng tài chính hơn, hoặc sa lầy trong nợ nần để trả các hóa đơn.

Chăm sóc cho những người có nhu cầu (Ê-phê-sô 4:28) không chỉ nói về thực phẩm. Đôi khi cách tốt nhất để giúp đỡ là cung cấp tài chính trong thời gian tuyệt vọng giúp cứu vãn các tình huống khủng hoảng ngắn hạn.

Phát triển kế hoạch cân bằng tiêu dùng là một cách tương đối dễ dàng, các Hội Thánh sẽ có thể tạo ra sự khác biệt trong đại dịch này.

  

Bài: Joe carter; dịch: Jennie

(nguồn: thegospelcoalition.org)


Posted

in

, ,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *