Tà giáo là gì? 6 dấu hiệu để bạn nhận biết

Oneway.vn – Tà giáo sẽ và đã đến. Tà giáo đã tồn tại vào ngày trước và bây giờ. Nếu chúng ta không hết sức cẩn thận, họ có thể lôi kéo chúng ta ra khỏi lẽ thật.

“Tôi biết rằng sau khi tôi ra đi, sẽ có muông sói dữ tợn đột nhập vào trong anh em, chẳng tiếc bầy chiên đâu.  Ngay từ giữa anh em cũng sẽ dấy lên những người giảng những điều sai lạc để lôi cuốn các môn đồ theo họ.” (Acts/Công vụ 20:29-30-TTHĐ).

Một lưu ý nhanh trước khi chúng ta bắt đầu. Thuật ngữ “cult/c

uồng tín, giáo phái hay tà giáo”, trong tiếng Anh, có thể được sử dụng trong cả hai khía cạnh thế tục và tôn giáo. Ví dụ, “sự tôn sùng ca sĩ của người hâm mộ” hay “một bộ phim được theo dõi cách cuồng nhiệt.”

Kết quả hình ảnh cho snake

Hôm nay, chúng ta sẽ nói về tà giáo trong tôn giáo, được định nghĩa bởi Dictionary.com là “sự tôn sùng vĩ đại dành cho một người, một lý tưởng, một tôn giáo hay giáo phái được coi là giả mạo, không chính thống, hoặc cực đoan, với các thành viên thường sống bên ngoài xã hội dưới sự chỉ đạo của một nhà lãnh đạo có quyền lực.”

Những đặc điểm giúp chúng ta xác định và nhận ra bản chất của tà giáo.

1. Dấu hiệu nguy hiểm và ngấm ngầm nhất của tà giáo là luôn bỏ qua hoặc bóp méo Phúc Âm của Chúa Giê-xu ChristỞ một mức độ nào đó, tất cả các tà giáo đều từ chối thần tánh của Chúa Giê-xu. Các giáo lý và nguyên tắc của họ cuối cùng sẽ khiến người ta không được cứu, vì không có mối quan hệ với Chúa Giê-xu, và phải ở trong địa ngục đời đời.Kinh Thánh cho chúng ta biết sự cứu rỗi chỉ duy đức tin nơi Đấng Christ, và không cần thêm vào bất kỳ điều gì khác. Ephesians/ Ê-phê-sô 2: 8-9 “Vả, ấy là nhờ ân-điển, bởi đức-tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình;”‭‭

Ba tà giáo rõ ràng nhất hiện nay là Jehovah’s Witnesses/Chứng Nhân Giê-hô-va, the Watchtower Society/Hội Tháp Canh và Mormon. Cả ba tà giáo này đều ám chỉ  công việc cứu chuộc của Chúa Giê-xu vẫn chưa đủ, mà cần phải có thêm việc lành. Đức tin cộng thêm bất kỳ điều gì nữa đều là tà giáo. Điều này rất nghiêm trọng nên Paul/Phao-lô đã lớn tiếng bày tỏ sự không hài lòng và sự giận dữ của ông với những tiên tri giả, những người làm giảm, bóp méo, hoặc thay đổi phúc âm.

“Tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy anh em vội bỏ Đấng đã gọi anh em bởi ân điển của Đấng Christ để theo một tin lành khác.  Không có tin lành nào khác đâu, mà chỉ có một số người quấy rối anh em và muốn xuyên tạc Tin Lành của Đấng Christ. Nhưng nếu có ai, dù là chính chúng tôi hay thiên sứ từ trời,truyền cho anh em một tin lành khác với Tin Lành chúng tôi đã công bố thì người ấy đáng bị a-na-them! Như chúng tôi đã nói với anh em trước đây, nay tôi xin lặp lại, nếu ai truyền cho anh em một tin lành khác với Tin Lành mà anh em đã nhận thì người ấy đáng bị nguyền rủa!” (‭Galatians/Ga-la-ti‬ ‭1:6-9‬) (Bản TTHĐ)

Xin lưu ý từ mà Paul sử dụng “curse/nguyền rủa” là từ nặng nề nhất để rủa sả trong tiếng Hy lạp. Về ngữ nghĩa, từ này ý nói  số phận của người này sẽ bị nguyền rủa đến mức khủng khiếp nhất.

2. Hầu hết các tà giáo được lãnh đạo bởi một nhà lãnh đạo năng động, người quyền lực, kiểm soát và điều khiển những người theo mình

Jim Jones là một nhà lãnh đạo tâm thần, quỷ quyệt và kiểm soát. Ông đã thành lập People’s Temple/Đền thờ Nhân Dân ở Indiana trong những năm 1950. Jim bắt đầu chuyển đến các thành phố khác nhau, thu hút nhiều người theo ở mỗi thành phố. Vào giữa những năm 1970, ông chuyển tất cả những người theo ông đến Guyana trên bờ biển phía tây bắc Nam Mỹ.Sau đó vào năm 1978, những tin đồn bắt đầu lan truyền, cáo buộc rằng các vụ lạm dụng nhân quyền đã xảy ra trong People’s Temple. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Leo Ryan đã đi điều tra. Ryan và một số người ly khai đã bị giết bằng súng đại bác trong khi lên máy bay trở về nhà. Một thời gian ngắn sau đó, Jones đã dẫn tất cả 918 tín đồ của mình – trong đó có 304 trẻ em – tự tử bằng cách uống Kool-Aid với xi-a-nuya.

Jones là một kẻ thống trị tàn ác đàn áp những người đi theo… cuối cùng khiến họ phải chết.

Ngược lại, các nhà lãnh đạo Cơ Đốc chân thật thì khiêm nhường. Chúa Jesus mô tả chính mình “Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; hãy gánh lấy ách của Ta và học theo Ta thì linh hồn các ngươi sẽ được an nghỉ.” (Matt/Ma-thi-ơ‬ ‭11:29‬)

Paul đã dạy Timothy/Ti-mô-thê là một mục sư và lãnh đạo Hội thánh lúc bấy giờ trong hai lá thư của ông. Trong I Timothy/I Ti-mô-thê 3:1-4 ông miêu tả một người lãnh đạo tin kính: “Đây là lời đáng tin cậy: Nếu có người mong được làm giám mục, người đó đã ước ao một điều cao đẹp. Vậy, giám mục cần phải không chỗ trách được, chỉ một chồng một vợ, tiết chế, sáng suốt, khả kính, hiếu khách, có tài dạy dỗ, không nghiện rượu, không thô bạo nhưng hòa nhã, không gây gổ, và không tham tiền.  Người ấy phải khéo quản trị gia đình mình, dạy dỗ con cái luôn biết thuận phục và lễ phép” (Bản TTHĐ)

3. Đáng ngạc nhiên, hầu hết các nhà lãnh đạo tà giáo đều lớn lên trong  môi trường Cơ Đốc

Hình ảnh có liên quan

Sun Myung Moon, người sáng lập Unification Church/Giáo hội Thống nhất, lớn lên trong một gia đình hệ phái Presbyterian/Trưởng Lão. Jim Jones đã tham dự nhà thờ Nazarene; sau đó, ông đã dẫn dắt Disciples of Christ/Môn đồ của Đấng Christ trước khi thành lập People’s Temple/Đền Thờ Nhân Dân. Moses David (David Berg), người sáng lập ra Children of God/Con cái Đức Chúa Trời, là con trai của vợ chồng giáo sĩ, mục sư trong một nhà thờ Christian and Missionary Alliance/Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (CMA). Mary Baker Patterson Glover Eddy, người sáng lập Christian Scientists/Khoa học Cơ Đốc, và Charles Taze Russell, người sáng lập Jehovah’s Witnesses/Chứng Nhân Giê-hô-va, đều được nuôi dưỡng trong các gia đình và nhà thờ Cơ Đốc.

Rõ ràng, có nhiều lý do tại sao các nhà lãnh đạo tà giáo quay lưng với Cơ Đốc giáo. Tôi đoán rằng một số người đã tự tưởng tượng họ nghe được tiếng nói của Đức Chúa Trời nói với họ rằng họ được truyền cảm hứng thiêng liêng để bắt đầu một cái gì đó mới mẻ. Một số đã bị lừa dối bởi sự thúc giục ma quỷ. Một số người chưa hiểu rõ về lời Chúa và làm mọi thứ lộn xộn. Nhiều người kiêu ngạo và niềm kiêu hãnh đã dẫn họ đến sự hủy diệt.

4. Các nhà lãnh đạo tà giáo có khuynh hướng phớt lờ, làm rối trí, thêm vào và hạ thấp giáo lý của Kinh Thánh

Các kẻ tà giáo dễ dàng bẫy các Cơ Đốc nhân bằng ngôn từ Cơ Đốc. Đây là lý do tại sao các Hội thánh cần sớm dạy Kinh Thánh một cách rõ ràng và các Cơ Đốc nhân cần những người cố vấn.Thỉnh thoảng, các phương tiện truyền thông thu hút sự chú ý của chúng ta vào một nhà lãnh đạo. Người này tính toán những con số trong Kinh Thánh và thuyết phục mọi người rằng họ biết ngày Tái Lâm của Đấng Christ.Tôi nhớ lại một nhóm như vậy ở miền nam Arizona, “Second Coming Cult/tà giáo nói về ngày tái lâm”. Vị lãnh đạo tà giáo này đã sử dụng Kinh thánh, thêm một số ngày vào, và tuyên bố rằng ông đã tìm ra ngày và giờ chính xác về sự tái lâm của Chúa (ngược lại với Matt/Ma-thi-ơ 24:36)

Ông đã thuyết phục những người theo ông bán tất cả tài sản của họ bởi vì họ sẽ không còn cần chúng nữa sau khi Đấng Christ trở lại.Nhưng Chúa Giê-xu không trở lại vào thời điểm mà ông ấy nói. Tà giáo này tan biến nhanh chóng. Không để lại gì ngoại trừ một số quần áo trong tủ quần áo.Giống như tất cả các nhà lãnh đạo tà giáo, người đàn ông này đã coi thường lẽ thật của Kinh Thánh. Chúa Giê-xu nói rằng chỉ có Đức Chúa Cha mới biết ngày và giờ trở lại của Ngài.

5. Các tà giáo sử dụng các phương pháp xảo quyệt để bẫy, lừa dối và kiểm soát những người theo họ

Trong một bài báo có tựa đề “Những Kẻ Lạm Dụng Quyền Lực”, Ronald Enroth đã trình bày một số công cụ được sử dụng bởi các tà giáo để kiểm soát các thành viên của họ:Kiểm soát hành vi: Lịch trình cá nhân, cuộc sống, thức ăn, quần áo, thói quen ngủ, tài chính, v.v., được kiểm soát chặt chẽ.

Kiểm soát thông tin: Các nhà lãnh đạo tà giáo cố tình giữ lại hoặc bóp méo thông tin, nói dối, tuyên truyền và hạn chế quyền truy cập vào các nguồn thông tin khác.Kiểm soát tư tưởng: Các nhà lãnh đạo tà giáo sử dụng các từ và ngôn ngữ mánh khoé, ngăn cản các suy nghĩ phê phán, và ngăn chặn bất kỳ bài phát biểu nào lên án các nhà lãnh đạo hay chính sách giáo phái, và dạy dỗ học thuyết “chúng ta chống lại tất cả mọi người”.Kiểm soát cảm xúc: Các nhà lãnh đạo thao túng những người theo họ thông qua sự sợ hãi (bao gồm cả nỗi sợ mất đi sự cứu rỗi, và nỗi sợ bị xa lánh, vv).

Tôi biết một sinh viên đại học năm nhất đã rơi vào một tà giáo được dẫn dắt bởi một người tên là Brother David. Cô đã được dạy dỗ trong  nhà thờ nhưng đã bị cuốn hút bởi giáo lý và hướng dẫn cá nhân của ông ấy.Cô viết: “Brother David (không phải tên thật của ông ta) đã chăn dắt hội thánh, và mọi người đã nói tiên tri cho tôi hai lần một tuần. Tôi không cần phải nghe Đức Chúa Trời nữa; những người bạn đồng hành của tôi sẽ nói cho tôi biết chính xác điều tôi phải làm và không được làm. Cảm giác day dứt ngày càng lớn dần trong tôi đến mức Đức Chúa Trời luôn tức giận với tôi. Tôi cảm thấy rằng tôi làm Chúa Giê-xu thất vọng nếu tôi không kiêng ăn và đọc Kinh Thánh liên tục. Tôi đã tránh xa bạn bè và gia đình, từ bỏ họ như là xác thịt và bị lừa dối. ”

Kiêng ăn theo sự đề nghị của Brother David đã khiến cô chỉ còn khoảng 40kg trước khi cha mẹ và bạn trai của cô thành công trong việc cứu thoát cô. Cô ấy đã nói với Brother David lý do tại sao cô ấy rời khỏi giáo phái của ông ta, nhưng thật không may, ông ấy nói với cô rằng cô sẽ đi xuống địa ngục.

6. mọi người tham gia các tà giáo vì một số lý do:Hình ảnh có liên quan

Nhìn thấy tôn giáo của họ quá bình thường và rồi họ nhìn thấy những giáo phái khác hấp dẫn hơn, vì họ có xu hướng đòi hỏi khắt khe.

Những người khác đang tìm kiếm một kinh nghiệm tâm linh mới hoặc sâu hơn. Họ bị thu hút bởi một cá nhân và ngưỡng mộ danh tiếng của những con người đó vì lòng mộ đạo.

Bị thu hút bởi các phong trào độc tài cung cấp các câu trả lời rõ ràng, trắng đen hoặc các cách tiếp cận có hệ thống cho các vấn đề của cuộc sống.

Khao khát một thông điệp hỗ trợ cho niềm tin và mong muốn của chính họ.Nhiều người ở trong thời điểm mà hội thánh bị phân chia, họ bị tổn thương và vỡ mộng. Họ thề không bao giờ trở lại. Sau đó, họ được tiếp xúc với một giáo phái khác có vẻ mới mẻ và tươi mới hơn. Đó cũng là thời điểm chín muồi cho họ chuyển đổi.

Paul/Phao-lô kêu gọi tất cả những động cơ này trong 2 Timothy/2 Ti-mô-thê 4:3-4: “ Vì sẽ đến một thời điểm người ta không chịu nghe giáo lý chân chính, nhưng theo tư dục mà quy tụ nhiều giáo sư quanh mình để được nghe những lời êm tai; họ bịt tai không nghe chân lý mà hướng đến những chuyện hoang đường.” (Bản TTHĐ)

Một nhóm khác đặc biệt bị tổn thương: các Cơ Đốc nhân trẻ là những người bối rối về lẽ thật. “Như vậy, chúng ta sẽ không còn là trẻ con, bị dồi dập và cuốn theo luồng gió học thuyết, bởi sự xảo quyệt của con người và những mánh khóe lừa dối của họ.” ‭‭(Ephesians/Ê-phê-sô‬ ‭4:14‬)

Quỳnh Trân dịch

(Nguồn: crosswalk.com)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *