Tiết kiệm hay thần tượng, giữ lại hay cho đi?

Oneway.vn – Lớn lên trong nền văn hóa Cơ Đốc, tôi biết rằng dâng hiến một phần mười là điều quan trọng và cần thiết. Bố mẹ tôi luôn trung tín trong việc dâng hiến, cũng như tài trợ cho các tổ chức thiện nguyện, nhưng đối với tôi, việc không dự phần, đóng góp được đơn giản hóa.

Khi còn học trung học, tôi cho rằng mình cần tiết kiệm tiền để vào đại học, và việc dâng hiến từ số tiền lương ít ỏi không tạo nên sự khác biệt gì cả. Khi vào môi trường đại học, tôi tiếp tục viện lý do để không dâng hiến, vì mình chỉ là một sinh viên nghèo. Và rồi sau khi tốt nghiệp, có được công việc thực sự đầu tiên trong đời, tôi vẫn có lý do để không dâng hiến, vì bản thân chỉ kiếm đủ để trả tiền thuê nhà và ăn mì gói mỗi đêm.

Nhưng hai điều dưới đây đã thay đổi hoàn toàn cách tôi nhìn nhận về dâng một phần mười, và giúp tôi thực sự muốn dâng hiến và ban cho rộng rãi hơn.

Điều đầu tiên, tôi học được từ lớp tài chính Crown khi tham gia tại Hội Thánh của mình (tôi rất khuyến khích các bạn tham gia bất kỳ lớp tài chính nào mà Hội Thánh bạn tổ chức. Có cách nhìn nhận về tiền tệ dựa trên nền tảng Kinh Thánh là điều rất quan trọng). Chúng tôi đã học được rằng chi tiêu có thể trở thành thần tượng, và việc tiết kiệm cũng vậy.

Tôi luôn nghĩ việc tiết kiệm là một điều tốt, và số tiền tiết kiệm càng nhiều thì càng tốt, phải không? Nhưng định nghĩa an toàn và được bảo đảm bằng số tiền bạn có trong tài khoản tiết kiệm, dễ dàng biến việc tiết kiệm trở thành thần tượng. Tóm lại, việc quá tiết kiệm cho thấy, chúng ta thiếu sự tin cậy nơi sự chu cấp của Đức Chúa Trời. Tất nhiên, hợp lý để tiết kiệm tiền và có đủ để trang trải chi phí thất nghiệp, sửa xe hay nhà cửa, v.v. Nhưng nếu bạn là một người tiết kiệm, hãy nghĩ xa hơn về việc sử dụng tiền tiết kiệm trong kế hoạch cho đi.

Thứ hai, là điều mà tôi đã nghe được trong chuyến đi Kenya cùng với tổ chức Compassion – gặp gỡ những đứa trẻ khó khăn (nếu bạn có cơ hội đi chuyến đi để gặp đứa trẻ mà bạn đang tài trợ qua bất kỳ tổ chức nào, hãy đi!). Một trong những nhân viên tại địa phương của Compassion giải thích rằng, sự ngược lại của đói nghèo là có đủ. Không phải là giàu có, không phải là mức thu nhập hàng năm cụ thể, không phải là bất cứ thứ vật chất nào khác.

Tôi bắt đầu suy nghĩ về điều gì là đủ trong cuộc sống của tôi!? Sau khi chứng kiến những công việc tuyệt vời mà Mục vu Compassion đã làm trên toàn thế giới, tôi muốn làm nhiều hơn và cho nhiều hơn. Và nó bắt đầu bằng việc nhận ra tôi không chỉ đủ, mà là quá dư dật.

Tôi được thách thức, hãy sống cuộc đời bằng cách cho đi từ những gì Chúa đã ban, để giúp người khác cũng có đủ như chính mình, vì trước mặt Chúa tôi và họ đều vô cùng giá trị.

Giờ đây, với tôi việc cho đi không còn là tính toán qua việc dâng 10% của những gì mình có, mà là nhìn thấy cảnh nghèo đói tột cùng của nhiều cuộc đời, tôi nhận ra mình có thể làm gì đó ý nghĩa hơn, bởi vì không có gì là của tôi cả. Tất cả đều thuộc về Chúa, và chúng ta có được đặc ân để trả lại cho Ngài.

 

Bài: Ashley Boyer Hendley; dịch: Sara Doan
(Nguồn: boundless.org)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *