Oneway.vn – Bạn đang cảm thấy chán ghét thời điểm lịch sử này chỉ vì bạn không thể làm những cái bạn muốn?
Những hạn chế, hay mệnh lệnh bắt buộc sử dụng khẩu trang và thực thi việc cách ly xã hội có thể không chỉ gây cản trở lối sống của chúng ta mà hoàn toàn còn gây ra những phiền toái, bực bội nếu không phải đe doạ hay thậm chí làm sợ hãi – và dường như nó chưa từng như vậy bao giờ.
Nhưng một sự thay đổi lối sống đột ngột để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và người khác là hành động ích lợi cộng đồng. Nó có thể thay đổi những tiêu chuẩn của chúng ta và khiến chúng ta ít ích kỷ hơn với người khác.
Có lẽ qua cơn đại dịch này, không chỉ mình tôi học được rằng những bất tiện cá nhân của mình không quá quan trọng trong thời gian dài.
Thậm chí tôi là người khó chấp nhận thay đổi những thói quen cũ, nhưng những tuần vừa qua cũng đã giúp nhiều người trong chúng ta nhận ra rằng chúng ta không phải là “cái rốn của vũ trụ.”
Dưới đây là bảy thói quen ích kỷ tôi tin rằng có thể được khắc phục qua đại dịch vi-rút Corona này:
1. Thói quen “tôi” thay vì “chúng ta”
Tôi thừa nhận rằng tôi đã không chút bận lòng khi lần đầu nghe dịch bệnh vi-rút này đã lan sang Mỹ. Vì tôi hoàn toàn khoẻ mạnh và cũng không xuất cảnh sang nước ngoài. Tôi không định đeo khẩu trang bởi vì tôi đã không nghĩ dịch vi-rút này là mối đe doạ cá nhân tôi.
Sau đó, tôi bắt đầu nhận ra những gì mà những người khác trải qua – họ là những người có hệ miễn dịch kém, người mắc bệnh lupus ban đỏ, các bệnh nhân tiểu đường, ung thư hay gặp phải các vấn đề sức khoẻ. Và tôi hiểu rằng đó không phải là vấn đề cá nhân tôi, ngay cả khi tôi có thể đến trung tâm thương mại, tập luyện thể hình tại phòng tập gym hay dùng bữa tại cửa hàng thức ăn nhanh Chick-fil-A.
Trái lại, đó là vấn đề những người có thể dễ chịu tổn hại hơn trước vi-rút này. Đó là về những người sắp phải chết vì dịch bệnh tràn lan này chứ không phải ở việc nó có ảnh hưởng đến tôi hay không.
Việc nhận ra mỗi chúng ta có thể làm điều gì đó ích lợi như tự cách ly, đeo khẩu trang tại nơi công cộng, giữ khoảng cách an toàn với người khác để có thể giúp kéo dài sự sống của người khác sẽ mang đến ảnh hưởng tích cực.
Thật vậy, chúng ta thật sự tạo nên sự khác biệt.
Phần lớn thời gian chúng ta ích kỷ vì chúng ta thấy không thể tự mình mang lại một sự khác biệt rõ nét. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta có thể. Đại dịch vi-rút Corona đã khiến chúng ta nghĩ cho người khác và nghĩ về cách chúng ta có thể giúp đỡ nhiều hơn.
Hơn nữa, điều đó còn khiến chúng ta trở nên một xã hội ít cá biệt hơn và phụ thuộc lẫn nhau.
2. Thói quen chăm sóc “vết thương” cá nhân hơn khích lệ người khác
Lẽ thường, chúng ta ưu tiên tập chú và cố gắng tìm cách giải quyết những lo lắng của chính mình, chúng ta tập trung vào việc cần giúp đỡ như thế nào thay vì giúp đỡ người khác ra sao. Tuy nhiên, cơn đại dịch này đang dạy chúng ta ít nhìn vào bản thân mình cùng những bất tiện chúng ta gặp phải và bắt đầu chăm sóc những người cần sự giúp đỡ, niềm hy vọng và sự khích lệ của chúng ta.
Tại Mỹ, nhằm lan toả tinh thần hy vọng, niềm vui và sự cổ vũ chân thành đến người khác, tháng qua nhiều người đã thắp sáng lên những ánh đèn Giáng sinh lung linh giữa những đêm dịch bệnh tăm tối thật là một sự bất ngờ vô giá. (Thậm chí tôi từng nghĩ đến những chi phí tiền điện khi làm điều như vậy, nhưng bây giờ, ngay cả khi đang sống trong một nền kinh tế khủng hoảng, giá điện cũng không thể so sánh với những giá trị của nụ cười và niềm hy vọng người khác nhận được).
Và giờ đây, tôi đang thấy càng nhiều người đề nghị giúp đỡ thực phẩm, đồ dùng, mua thuốc theo toa và giao thức ăn cho người khác. Tôi cũng nhìn thấy vô số người làm khẩu trang cho những người tiếp xúc trực tiếp với những người bệnh để bảo vệ họ. Tôi cũng xem thấy chính tôi đang tập chú nhiều hơn vào việc “Tôi có thể giúp đỡ thế nào?” hơn là “điều này sẽ ảnh hưởng đến tôi ra sao?” Thật vậy, điều đó đang làm giảm đi sự ích kỷ của chúng ta.
3. Thói quen ưu tiên năng suất lao động hơn con người
Trước đây, chúng ta dễ ưu tiên công việc và một thời gian biểu bận rộn hơn là dành thời gian với những người bạn hay gia đình. Có bao nhiêu khoảnh khắc quý giá trong cuộc sống chúng ta đã bỏ lỡ chỉ vì bận tâm về công việc và năng suất?
Tất cả chúng ta đều cần những người bạn. Và hơn bao giờ hết, lúc này chúng ta có thể học được điều ấy.
Việc không thể ra ngoài với bạn bè khi họ muốn, nhóm tuần hoàn mỗi tối Thứ bảy, hay cùng Hội Thánh thờ phượng Chúa vào sáng Chúa nhật, tham dự một đám cưới hay một lễ truy điệu của ai đó,…khiến chúng ta nhận ra xon người quan trọng hơn năng suất công việc hay sản phẩm.
Lời nhắc trên phương tiện truyền thông để gọi cho mẹ hay thách thức giúp đỡ người già, người đau bệnh, người khuyết tật đã trở nên một lối sống. Trong khi trước đây chúng ta từng sống một cuộc sống tất bật và hối hả, cũng như vài người trong chúng ta đã không có thời gian cho hầu hết các sự kiện xã hội hoặc thậm chí mối liên hệ bạn bè, thì sự chậm rãi này khiến chúng ta ít ích kỷ hơn và nhận thức được những gì quan trọng trong cuộc sống, đó chính là mối tương giao của chúng ta với Chúa và mối liên hệ của chúng ta với người xung quanh.
Chắn chắn, qua cơn đại dịch này chúng ta được dạy rằng việc dành thì giờ cho người khác không phải là một sự xao lãng hay lãng phí thời gian.
“Cầu xin Chúa dạy chúng con biết đếm các ngày chúng con, hầu cho chúng con được lòng khôn ngoan.” (Thi-thiên 90:12)
4. Thói quen chủ yếu cầu nguyện cho chính mình
Gần đây tôi nói chuyện với nhiều người, và họ nói rằng những lời cầu nguyện hằng ngày của họ đã thay đổi. Thay vì tập chú vào những ước muốn và nhu cầu của riêng mình (và dâng lên Chúa những danh sách mong muốn của chúng ta), thì giờ đây họ thấy mình cầu nguyện nhiều hơn cho người khác.
Phải chăng Đức Chúa Trời đang mở mắt chúng ta trong suốt thời gian này để nhìn thấy hoàn cảnh của những người quanh?
Chúng ta đang cầu nguyện hằng ngày xin Chúa “từ trên trời Ta sẽ lắng nghe” và chữa lành đất nước của chúng ta như Lời Chúa trong II Sử-ký 7:14?
Lời Chúa trong Ê-phê-sô 6:11-12 dạy chúng ta hãy trang bị mọi khí giới của Đức Chúa Trời để có thể đứng vững chống lại trận chiến. “Vì chúng ta chiến đấu, không phải chống lại thịt và máu, nhưng chống lại các quyền thống trị, các thế lực, các kẻ nắm quyền bá chủ thế giới mờ tối nầy, và các thần dữ ở các nơi trên trời”.
Bây giờ, ngoài việc mang khẩu trang tại nơi công cộng, chúng ta còn đang mang lấy khí giới của Đức Chúa Trời và vâng theo sự chỉ dẫn của Ngài, “Hãy thường xuyên dùng mọi lời khẩn nguyện, nài xin, mà cầu nguyện trong Thánh Linh. Để đạt mục tiêu nầy, hãy kiên trì, tỉnh thức, và cầu nguyện cho tất cả các thánh đồ”.
5. Thói quen không quan tâm đến sức khoẻ của người khác
Trước cơn đại dịch này và thời gian cách ly, kiểm dịch, chúng ta đã ‘lây nhiễm’ cho bao nhiêu người ? Đã bao lần chúng ta khiến những người dễ mắc bệnh phải nhập viện chỉ vì chúng ta đi làm cả trong lúc bệnh? Hay gửi con mình đến trường cả khi chúng ốm bởi không thể nghỉ làm hay bị trừ lương?
Chúng ta bận tâm về tình trạng công việc, các dự án hay việc kiếm tiền hơn sức khoẻ của chính mình và người khác?
Rõ ràng, đây là thời điểm để học biết những điều ưu tiên và ý thức hơn về lòng vị tha bằng cách nhận thức rõ hơn những người quanh và nhạy cảm trước những người ốm yếu, dễ tổn thương.
Sẽ đến lúc cơn dịch bệnh này lắng xuống và qua đi. Thay vì hiển nhiên coi thường đồng nghiệp, học sinh khác trong lớp học của con mình, chúng ta sẽ suy nghĩ kỹ lưỡng hơn trước khi đi làm hay gửi con đến trường trong lúc sức khoẻ không tốt.
Tôi nghĩ tương lai chúng ta sẽ cẩn thận hơn vì vi-rút Corona đã giúp loại bỏ tính ích kỷ mà đến tận bây giờ chúng ta mới hiểu ra.
6. Thói quen sống vì tiền
Thiết nghĩ chúng ta đã đang luôn sống trong một xã hội vật chất. Vì vậy, khi nền kinh tế bị suy thoái đã gây ra những khó khăn. Nhưng khi số người đang sống tại quốc gia ấy cũng bắt đầu suy thoái, bỗng nhiên tiền không còn gì quan trọng.
Đôi khi, chúng ta không nhận ra mình tập trung quá nhiều vào tiền cho đến khi chúng ta không còn tiền nữa. Hay khi chúng ta có tiền nhưng lại đánh mất những điều quan trọng hơn, như gia đình, một lời tử tế hay một cử chỉ dịu dàng.
Tôi nhận thấy tiền là một món quà Chúa ban, hầu cho chúng ta có thể sử dụng để giúp đỡ người khác. Như Lời Chúa trong II Cô-rinh-tô 9:11 có chép, “Nguyện anh chị em được giàu có trong mọi phương diện, để anh chị em luôn rộng rãi trong mọi việc, hầu qua việc làm của chúng ta, nhiều người sẽ tạ ơn Ðức Chúa Trời”.
Tôi tin rằng qua đại dịch này, chúng ta sẽ nhận ra rằng tiền không quan trọng bằng việc tạo ra những kỷ niệm đẹp, đếm các ngày đời mình và đầu tư vào cõi đời đời.
7. Thói quen có quyền được phép làm
Tôi nghĩ rằng điều này đã ảnh hưởng đến nhiều người từ rất sớm. Như chúng tôi không thể đi du lịch? Tôi không thể ra ngoài ăn cùng bạn bè? Hay chính phủ có thật sự chúng ta biết những điều cần phải làm không?
Chúng ta không thích ai đó kiểm soát hay bắt buộc (hoặc nếu chúng ta nghĩ đến điều này lâu dài, nó thật sự đáng sợ).
Nhưng đây lại là cách nhiều người ở các quốc khác đã đang sống như vậy. Có lẽ bây giờ chúng ta có thể có một cái nhìn tốt hơn về những giới hạn quyền lợi, sự tự do và sức khoẻ chúng ta có trước đó – và nhận ra có những điều chúng ta cần biết ơn thay vì nghĩ đến những quyền lợi của mình.
Thật vậy, còn thời điểm nào tốt hơn cho chúng ta để ngăn chặn những cảm nghĩ về quyền được phép của mình và bắt đầu biết ơn về bầu không khí mình đang hít thở (đặc biệt nếu nó trong lành, không có khuẩn bệnh), phải không?
Nếu chúng ta phải trải qua dịch bệnh này vào những năm 80, chúng ta sẽ không biết cách để sống sót nếu không có internet.
Nếu chúng ta trải qua điều đó vào những năm 90, chúng ta sẽ không thể kết nối với người khác qua phương tiện truyền thông như bây giờ.
Và thậm chí nếu trải qua dịch bệnh này chỉ vào thập kỷ trước, chúng ta cũng sẽ sống thế nào nếu không có dịch vụ truyền hình trực tiếp hay mua sắm trực tuyến như lúc này?
Chúng ta vẫn có nhiều sự tiện lợi và thậm chí sang trọng trong tầm tay. Cuộc sống ngày nay không thể so với những người đã trải qua cơn dịch cúm vào năm 1918 đã ảnh hưởng đến ¼ dân số thế giới lúc bấy giờ và cướp đi sinh mạng của gần 20 triệu người.
Tóm lại, sự bùng phát dịch bệnh do vi-rút này nhắc nhở chúng ta về phước hạnh Chúa ban qua công nghệ, những tiến bộ trong y học, các cơ sở và thiết bị ý tế, những đột phá về khoa học ý tế và vắc-xin.
Thật vậy, cơn đại dịch kèm với sự giãn cách xã hội đã giúp chúng ta thay đổi tính ích kỷ, biết ơn nhiều hơn và ít hưởng những quyền tự do xã hội như chúng ta từng có.
Bài: Cindi McMenamin; dịch: Sophie
(Nguồn: crosswalk.com)