Oneway.vn: Đây là câu hỏi, nếu bạn thấy tờ 20 đô-la trên vỉa hè, bạn có nhặt nó lên không? Tôi đoán câu trả lời của bạn sẽ là “có,” tôi biết chắc chắn câu trả lời của tôi cũng vậy.
Tiền bạc là một thứ trên đời mà người ta không bao giờ cảm thấy đủ. Chúng ta bỏ thời gian và công sức vì nó, chúng ta làm việc vào những ngày nghỉ chỉ để kiếm thêm một ít, hay nếu mọi thứ không quá tệ, thì chúng ta tham gia một chương trình thực tế đáng ghét để tìm cơ hội thắng lớn. Không thể phủ nhận tài khoản ngân hàng của chúng ta có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống hàng ngày, nhưng Kinh Thánh có một vài điều nói về con người và sự giàu có.
“Thật vậy, sự mê tham tiền bạc là căn nguyên của mọi điều ác. Một số người vì ham mê tiền bạc đã mất đức tin và chuốc lấy cho mình biết bao điều đau khổ.” – 1 Ti-mô-thê 6:10
Mục sư John Piper đã đặc biệt chọn câu Kinh Thánh này để làm ví dụ trong một bài viết gần đây được đăng trên trang Desiring God, Mục sư đặt vấn đề rằng Phao-lô có ý gì khi ông viết thông điệp này. Giàu có có phải là tội không? Cơ Đốc nhân mà tham vọng thì có sai không, hay làm việc chăm chỉ để được trả lương cao có phải là sai không? Sau đó Mục sư kết luận câu Kinh Thánh này không hẳn nói về sự cảnh báo chống lại tiền bạc, mà là về điều nó mô tả:
“Tôi cho rằng Phao-lô có ý nói mọi điều xấu xa trên thế gian đều đến từ một kiểu tấm lòng, đó là kiểu tấm lòng yêu tiền bạc.”
“Bây giờ, yêu tiền bạc có nghĩa là gì? Nó không phải là ngưỡng mộ tờ giấy bạc màu xanh hay tiền đồng hay xu bạc. Để biết yêu tiền có nghĩa là gì, bạn phải hỏi, tiền là gì? Tôi sẽ trả lời câu hỏi này như sau: Tiền là vật tượng trưng cho nguồn chu cấp là con người. Nó đại diện cho cái bạn nhận được từ con người thay vì từ Chúa.”
Nói cách khác, Phao-lô không khuyên người theo ông chống lại tiền như cách ông khuyên họ chống lại sự tham lam. Một số Cơ Đốc nhận ra được sự tham lam tinh vi như thế nào. Nó gắn chặt với sự giàu có, vì vậy tất cả các môn đồ đều cảnh báo chống lại tiền, nhưng điều đó không có nghĩa là sự tham lam bị ràng buộc bởi tiền bạc. Nó có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: sự bất bình, hà tiện, sự bất chấp.
“Thèm muốn. Khi thấy những thứ mà người khác có, chúng ta đều có mong muốn nhất thời để sở hữu chúng. Điều đó hoàn toàn tự nhiên. Thèm muốn, mặt khác, là một mong muốn mạnh mẽ và dai dẳng, hay là khao khát có được cái mà bạn không có. Nó trở thành tâm điểm trong suy nghĩ và mong muốn của bạn. Cuối cùng nó trở thành một ưu tiên trong cuộc sống của bạn, nó trì hoãn hoặc thay thế những ưu tiên quan trọng hơn.”
“Bạn càng đạt được mục đích thì lại càng đòi hỏi hơn những thứ bạn muốn thay vì thỏa lòng với cái mình đang có, bạn chỉ tập trung quan tâm đến những thứ bạn không có. Bạn nhận thấy mình có nhiều ham muốn, nhưng rất ít sự mãn nguyện hay vui thỏa.”
“Nhắm mắt thỏa hiệp. Khi bạn suy ngẫm về việc thỏa hiệp các giá trị của mình để đạt được những gì bạn muốn một cách nhanh chóng, bạn biết rằng lòng tham đang chiếm hữu bạn. Lúc bạn thỏa hiệp với giá trị của mình, thì đã quá muộn. Nhưng tin tốt đó là một khi bạn nhận ra mình có khuynh hướng tham lam, bạn có thể nhấn phanh và đảo ngược tình hình.”
Thương mại sẽ luôn là một phần của cuộc sống con người. Cơ Đốc nhân phải lo lắng về hóa đơn và các tài khoản ngân hàng giống như tất cả mọi người khác, sự khác biệt là chúng ta biết sự cứu rỗi không nằm trong sự giàu có. Như mục sư John Piper đã viết, “Đức Chúa Trời quan tâm đến giá trị của ân điển chứ không phải giá trị của tiền” và ân điển của Ngài là trên cả vô giá. Vì vậy, đừng để mình bị lừa gạt bởi lòng tham, kho báu thực sự chỉ được tìm thấy trong Đấng Christ.
Dịch: CTV.
Nguồn: Christian Headlines.
Leave a Reply