Kỳ nghỉ hè và những thách thức khi ở nhà

Oneway.vn – Khi còn là một sinh viên, tôi đã có mối liên hệ kỳ lạ với khái niệm “nhà”.

Gần đến cuối mỗi học kỳ, tôi mong chờ để trở về nhà của ba mẹ. Tôi mong đợi sự thân thuộc, được ở cùng gia đình, và nghỉ ngơi. Dù vẫn đang ở nhà ba mẹ, tôi vẫn mong muốn về nhà.

Và cảm giác nhà lại chuyển từ nhà ba mẹ sang căn phòng trong ký túc xá. Giờ đây tôi mong chờ sự tự do, bạn bè, và cảm nhận được mục đích mà các lớp học và câu lạc bộ mang đến. Thế là tôi trở lại trường trong năm học mới. Và vòng lập này lại tiếp diễn.

Tôi hy vọng điều này không có vẻ khoa trương. Tôi yêu khoảng thời gian sinh viên và niềm háo hức khi về thăm nhà vào các kỳ nghỉ. Tôi cất giữ mọi kỷ niệm đẹp đó. Nhưng dù không hoàn toàn thỏa mãn ao ước trong lòng. Nhà là một ước muốn rõ ràng nhưng đã không còn là một địa điểm rõ ràng nữa.

Trong nhiều năm trò chuyện với sinh viên, tôi nhận ra mình không là duy nhất. Với nhiều bạn, trở về nhà vào kỳ nghỉ đôi khi là một thách thức. Nếu bạn là một sinh viên muốn về nhà nghỉ hè, sau đây là bốn cách để giúp bạn đối diện với những khó khăn.


1. Kỳ vọng chính đáng

Kỳ nghỉ hè sắp đến. Bạn mệt mỏi; áp lực; bài kiểm tra dồn dập – vậy nên thật dễ để hình dung ra một kỳ nghỉ không lo âu như thiên đường. Một nơi mà mọi sai phạm sẽ được sửa ngay lại và cuộc sống cuối cùng cũng bình yên trở lại.

Tôi đang phóng đại, nhưng bạn cũng hiểu ý tưởng đó. Đây là nan đề: kỳ nghỉ hè chắc hẳn không đáp ứng được kỳ vọng đầy căng thẳng của bạn. Chắc chắn, sẽ có những khoảnh khắc tuyệt vời. Nhưng cũng sẽ có những bối rối, cô đơn, và buồn chán.

Nếu là sinh viên năm nhất, bạn gần như sẽ thấy rằng mình và ba mẹ đều phải học cách thích nghi với lối sống và kỳ vọng mới của nhau, khi giờ đây bạn đã quen với việc quản lý thời gian biểu như ở trường. Tiến trình này không tránh khỏi bất đồng. (Bạn có thể là ngoại lệ, và kỳ nghỉ kết thúc tốt đẹp như bạn mơ ước. Nhưng cũng đồng nghĩa với sự thất vọng sẽ kết thúc khi bạn phải rời đi).

Đôi khi tôi đùa rằng bí quyết của hạnh phúc là đừng kỳ vọng quá nhiều. Có vẻ hơi phóng đại, nhưng sẽ ra sao nếu bí quyết để tận hưởng kỳ nghỉ hè là những kỳ vọng chính đáng? Nhận biết bạn có lẽ đang mong chờ kỳ nghỉ hè hơn là vài tháng ở nhà ba mẹ. Điều này sẽ giúp bạn tự do tận hưởng những điều tuyệt vời mà không bị khó khăn nghiền nát.


2. Cẩn trọng lối sống cũ

Tôi đã 37 tuổi và có ba đứa con. Dù vậy, khi về đến ngôi nhà mà mình lớn lên, phần nào trong tôi trở thành một cậu trai 15 tuổi. Tôi dễ bị cám dỗ để tranh luận với mẹ hay để lại đống chén dĩa không rửa trong bồn sau bữa ăn. Tôi cũng sẽ cảm thấy thật muốn nhanh chóng nằm dài trên ghế và xem TV cả buổi chiều.

Bạn có thể không ở độ tuổi của tôi, nhưng bạn vẫn lớn lên và thay đổi nhiều kể từ ngày bạn lên cao đẳng. Đây là sự thực dù bạn chỉ mới năm nhất. Có nhiều tự do trong trường khiến bạn phải trưởng thành nhanh hơn (nếu không, sẽ không đủ sức gánh vác) – đặc biệt nếu bạn dự phần vào mục vụ trong trường, thì càng giúp bạn tăng trưởng hơn trong đức tin nữa.

Có lẽ bạn đã kinh nghiệm sự đắc thắng khỏi những thói quen không lành mạnh hay hình thức tội lỗi trong năm qua. Có lẽ bạn đã không còn xem phim ảnh nhạy cảm, hay bắt đầu đi tập thể dục, và những thời gian tĩnh nguyện. Việc quay trở về nơi trước đây có thể dấy lên một kiểu vấn vương. Môi trường cũ khơi gợi lại những thói quen cũ.

Tôi có thể chiến đấu lại xu hướng này bằng cách nào? Một kế hoạch trò chơi vững vàng và nhiều lời cầu nguyện giúp đỡ. Nhưng mẹo tiếp theo của tôi có lẽ là cách quan trọng nhất để bảo vệ khỏi thói quen cũ.


3. Giữ kết nối

Tôi thường trò chuyện với sinh viên, họ bất ngờ khi thấy việc bước đi theo Chúa Jêsus và chống lại lối sống tội lỗi như trước là khá khó khăn. 

Khi một ai đó rời xa cộng đồng Cơ Đốc, việc giữ sự tin kính hẳn gặp vất vả hơn nhiều. Tân Ước dạy chúng ta sẵn sàng với điều này. Đó là lý do tại sao sách Hê-rơ-bơ khuyên chúng ta không nên bỏ qua sự nhóm lại (Hê-bơ-rơ 10:25). Và tại sao Phao-lô ví sánh Hội thánh với thân thể con người, “gây dựng trong tình yêu thương” (Ê-phê 4:16).

Đời sống Cơ Đốc gắn liền với cộng đồng. Chúng ta không được thiết kế để sống một mình. Ở trường, bạn đã xây dựng một cộng đồng nổi bật chung quanh mình, hi vọng Hội thánh bạn khỏe mạnh cũng vậy. Đây là điều khiến thuộc linh bạn tăng trưởng nhanh chóng. Đừng bất ngờ khi rời đi trong một hay hai tháng sẽ khiến bạn thụt lùi.

Để làm rõ, đừng biện hộ cho tội lỗi. Bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trước Chúa. Nhưng đừng tự mình chiến đấu. Hãy cùng cộng đồng trong trường bạn chiến đấu.

Hãy lên kế hoạch gọi nhau qua Zoom để học Kinh Thánh với các giáo viên phụ trách khu nội trú hay với những người bạn trong Hội thánh để có sự khích lệ và mang lấy trách nhiệm cho nhau. Nếu bạn có những người bạn chung trường sống gần nhà, hãy ghé thăm nhau. Và ít nhất, hãy lập một nhóm trò chuyện để chia sẻ về những khó khăn và niềm vui.

Quan trọng nhất, hãy giữ kết nối với Hội thánh tại quê nhà. Nếu bạn lớn lên trong Hội thánh, đây là cơ hội để bạn kết nối lại với những người đã khích lệ khi bạn lớn lên – và luôn cầu nguyện cho bạn khi bạn đi xa. Nếu bạn không lớn lên trong Hội thánh, hãy thực hiện sứ mạng đi tìm một Hội thánh địa phương vững vàng để sinh hoạt khi bạn về nhà. Đừng rơi vào bẫy của việc tin rằng mùa hè không đủ dài để được ích lợi (và trở nên ích lợi) cho Hội thánh nhà.


4. Nhớ về quê hương

Trong Hê-bơ-rơ 11, khi tác giả nhắc về các thánh đồ Cựu Ước, họ đã bước đi theo Chúa trọn đời sống mình, ông kể ra Áp-ra-ham và Sa-ra. Không chỉ thuộc linh họ mà nơi ở của họ cũng liên tục thay đổi theo ý Chúa:

“Vì những người nói như thế, chứng tỏ rằng họ đang đi tìm một quê hương. Nếu họ đã nghĩ đến quê hương mà mình từ đó đi ra, thì họ cũng đã có cơ hội trở về. Nhưng họ mong ước một quê hương tốt hơn, tức là quê hương trên trời, nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã chuẩn bị cho họ một thành”. (câu 14-16)

Bạn nắm được chứ? Áp-ra-ham và Sa-ra dành cả đời họ mong ngóng một quê hương. Nhưng việc trở về nơi họ lớn lên không làm nguôi ngoai lòng họ. Điều này nghe có vẻ giống kinh nghiệm khi không bao giờ cảm thấy mình đang ở nhà – dù là tôi ở nhà của ba mẹ hay ở trường.

Tại sao? Bởi ao ước về một quê hương của chúng ta không bao giờ được thỏa mãn trọn vẹn ở đây. Chẳng phải nhà là một nơi chúng ta thực sự thuộc về, được yêu thương và yên nghỉ sao? Nếu chúng ta nghĩ mình có thể tìm thấy trong nơi nào đó trên đất, chúng ta sẽ luôn luôn thất vọng. Đối với Áp-ra-ham và Sa-ra và mọi người theo Chúa Jêsus, quê hương đích thực của chúng ta là được ở với Ngài, là Đấng duy nhất cho chúng ta thấy mình thuộc về, yêu thương, yên nghỉ thật.

Khi bạn về nhà nghỉ hè, kỳ nghỉ có lẽ không như bạn mong đợi. Nguyện sự mong chờ nhắc bạn luôn nhìn xem Chúa Jêsus, là quê hương thực sự và thỏa lòng với những điều hiện tại Chúa ban.


Bài: Jerry Riendeau; dịch: Linh Lưu
(Nguồn: thegospelcoalition.org)


Posted

in

, ,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *