Đức Chúa Trời cứu tôi khỏi trầm cảm & tự tử

Oneway.vn – Jay nói thật sự là “phép lạ” khi anh tin vào Đấng Christ. Lớn lên trong gia đình Hồi giáo cực đoan ở Afghanistan, Jay từng nghĩ đến việc gia nhập băng nhóm khủng bố, nhưng anh chưa bao giờ tưởng tượng mình tin nhận Chúa và được Ngài giải thoát khỏi tình trạng trầm cảm, tự tử…

Được đào tạo để khủng bố

Jay chia sẻ với The Christian Post trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào tuần trước, anh nói anh từng muốn Hồi giáo phải được tôn cao qua các cuộc tấn công khủng bố xảy ra khắp thế giới, thậm chí anh suy nghĩ mình phải thực hành các cuộc “jihad” (thánh chiến, khủng bố) riêng sau khi được đào tạo trực tuyến.

Và Jay – 30 tuổi – đến nước Anh vào năm 2001 – lúc 15 tuổi – như một người tị nạn vừa trốn thoát khỏi sự trả thù của phe Taliban nhằm vào Mỹ qua các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9. Tại đây, anh lớn lên và trở thành nhân chứng chia sẻ với chính phủ về nơi mà anh từng trốn khỏi. “Tôi bị thuyết phục và trở nên rất cực đoan. Hồi giáo cực đoan đã bảo tôi phải thực hành ‘jihad’ tại một nơi nào đó. Càng đi sâu vào tôn giáo này, tôi càng cực đoan hơn” – anh kể. Nhưng thật may, Jay chưa bao giờ tham gia vào nhóm khủng bố hay thực hiện một hành động ‘jihad’ nào.

Hiện nay, anh là một trong số rất đông người Hồi giáo trên khắp thế giới đã cải đạo sang Cơ Đốc giáo, và phải sống trong sự sẵn sàng di chuyển vì những mối đe dọa tính mạng do quyết định của mình. Anh cho biết mặc dù hiện là công dân Anh, sống ở quận Kent (Tây Nam nước Anh) đã 12 năm, nhưng anh vừa tiếp tục trở thành người tị nạn vì bị buộc phải rời đi nơi khác vì sự an toàn của chính mình.

“Hãy yêu kẻ thù!”Giờ, Jay rất quan tâm đến linh hồn. Anh nói khi anh bắt đầu đặt các câu hỏi với đạo Hồi, rồi dần lánh xa nó, bắt đầu cởi mở với nhiều tôn giáo khác cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng về chúng. Rồi, qua các cuộc nghiên cứu, Jay được thuyết phục tiếp nhận Chúa vào năm 2013.

Năm 2014, một người tài xế đã tặng anh quyển Kinh Thánh, và anh đã nắm bắt được sự tương phản rõ rệt giữa Cơ Đốc và Hồi giáo. “Tôi đang đọc Bài giảng trên núi của Chúa Jesus thì những giọt nước mắt bất ngờ rơi xuống. Giống như có ai đó đấm vào tâm linh tôi một cú khi Đấng Christ phán ngay trong câu Kinh Thánh: Hãy yêu kẻ thù”.

“Tôi hơi bối rối: Đợi đã! Có một người vừa bảo tôi hãy đi giết tất cả người Do Thái và Cơ Đốc nhân ở bất cứ nơi nào có thể tìm thấy họ; bảo tôi hãy đánh vợ mình và nhiều điều tồi tệ khác nữa. Tôi định sẽ làm vì tôi tin như vậy” – anh tiếp. “Sau đó, lại có người (Lời Chúa) nói tôi hãy yêu kẻ thù mình. Tôi nghĩ rằng có cái gì đó sai sai trong tôn giáo này?”.

Dù Jay chưa làm phép báp-tem, mãi đến năm 2015, không lâu sau khi từ bỏ Hồi giáo cực đoan và tiếp nhận Đấng Christ, anh đã kinh nghiệm được sự mới mẻ trong đức tin mình.

Bắt bớMột năm khi anh chính thức rời bỏ Hồi giáo cực đoan và kết hôn, vợ anh lại là người Hồi giáo Afghanistan, đang sống cùng gia đình ở Pakistan. Sau khi chia sẻ với cô rằng anh đã rời bỏ niềm tin cũ, vợ anh khuyên chồng nên tham gia vào các buổi cầu nguyện của đạo Hồi.

Jay cho biết gia đình vợ không cho phép cô ấy đến nước Anh để sống với anh cho đến khi họ “hoàn toàn chắc chắn” rằng anh là một người Hồi giáo thực thụ. “Cô ấy bắt đầu bị trầm cảm” – Jay nhớ lại. “Khi biết tôi từ bỏ đạo đã 3 năm rồi, cô ấy quyết định năn nỉ thêm lần nữa rằng tôi nên quay lại niềm tin cũ. Lần cuối tôi ở cùng cô ấy tại Afghanistan (tháng 1/2015). Chúng tôi đã tranh luận về điều này suốt đêm không xong, nên tôi quyết định uống 100 viên thuốc để tự tử”.

Chú của Jay đưa anh ấy đến bệnh viện ở Kabul để cấp cứu nên anh vẫn còn sống. Nhưng thực tế phản ứng dữ dội của người vợ không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn anh đến vụ tự tử không thành công này. Việc anh từ bỏ Hồi giáo cực đoan đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa anh và những người Pakistan đang đồng sở hữu kinh doanh với anh ở Kent. Sau khi các đồng nghiệp của anh bắt đầu cảm nhận được anh đã rời bỏ đạo Hồi thì mọi căng thẳng lên đến đỉnh điểm, buộc anh phải rời công ty với một khoản lỗ lớn về tài chính. “Tôi không thể đi thăm vợ được nữa, tôi bị mất việc, không còn tiền” – Jay nói.

Sau vụ tự tử không thành, anh trở về Anh. “Tôi có ý định kết thúc cuộc đời mình một lần nữa. Tôi không đương đầu nổi” – Jay thừa nhận. “Tôi biết Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, tôi tin Đức Thánh Linh, nhưng đó là điều tôi cần biết – vậy thôi”.

Báp-tem Thánh LinhKhi trở lại Anh, bác sĩ giới thiệu anh tới một Hội Thánh – cách 1 giờ lái xe từ Kent. “Đó là tháng 6 năm 2015, khi nhận được báp-tem Thánh Linh, tôi hứng thú hơn với Đấng Christ và Kinh Thánh. Tôi đọc toàn bộ Kinh Thánh 2 lần” – anh chia sẻ. “Nếu không có vị bác sĩ kia, tôi sẽ làm điều dại dột. Cảm ơn Chúa đã cứu tôi một cách kỳ diệu, và tôi hiểu rằng Đức Chúa Trời luôn muốn cứu tôi”.

Rồi vì sự cải đạo và tham gia Hội Thánh, Jay phải tiếp tục đối diện với các mối đe dọa từ đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng Hồi giáo tại Kent, khiến anh bắt đầu gặp nguy hiểm nếu tiếp tục sống ở đó. Mặc dù anh đã báo cáo các nguy cơ đe dọa cho cảnh sát, nhưng họ nói không thể giải quyết cho đến khi có một ai đó thực sự tấn công anh.

“Đây có phải là khủng bố xã hội?” – Jay hỏi. “Liệu chính phủ Anh có thể đưa ra một định nghĩa về chủ nghĩa khủng bố? Nó không cần làm nổ tung mọi thứ. Tôi đã bị khủng bố kể từ khi tôi tin nhận Chúa trong 4-5 năm qua. Và tôi đã phải uống thuốc chống trầm cảm”.

Liên tục bị đe dọa, Jay phải di chuyển đến khu vực khác, nơi không có cộng đồng Hồi giáo mạnh. Anh liên lạc với Hiệp hội Cơ Đốc nhân Anh – Pakistan, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại London với mạng lưới gồm 7 Mục sư khắp nước Anh, mục đích tìm kiếm và giúp những người Hồi giáo cải đạo được an toàn. “Đó là nơi mà tôi đang tìm cách để dấy lên tiếng nói của tôi hay ai đó” – Jay nói. “Vì tôi cảm thấy bị phản bội bởi cảnh sát và chính phủ”.

Tị nạn trên chính quê hương mìnhBPCA giúp Jay liên lạc với các nhà lãnh đạo Hội Thánh ở khu vực khác của đất nước. Jay không những được mời đến một nơi an toàn, mà còn được giao công việc làm vườn tại Hội Thánh. “Tôi đang ẩn náu ở Anh, một trong những nước tự do nhất thế giới. Tôi đã mất việc kinh doanh và phải rời khỏi nơi tôi sinh sống suốt 12 năm. Tôi yêu nơi đó, và đang tị nạn trong chính đất nước tôi”.

Trong 3 tuần đầu tiên, Jay sống trong ngôi nhà thuộc sở hữu của Hội Thánh cho đến khi một Mục sư khác cho anh nơi ở tại một nhà thờ gần đó. Jay nói: “Đây là điều tôi cần – ở trong một cộng đồng Hội Thánh và được an toàn. Thật thú vị khi tôi phải tìm nơi tị nạn ngay tại nước Anh”.

Nhưng Jay không một mình. Tổ chức BPCA đã giúp khoảng 10 người cải đạo ở Anh, những người đã và đang bị khủng bố vì dám bỏ đạo, nổi tiếng nhất là ông Nissar Hussain, người đã chạy trốn khỏi Bradford năm 2016 sau 17 năm bị bắt bớ.

Cảnh sát Bradford nói với Hussain rằng ông có 2 tuần để rời khỏi nhà vì mạng sống đang bị đe dọa – theo BPCA. Một cảnh sát đã giúp Hussain lấy lại được một số đồ đạc sau khi BPCA giúp ông tìm ngôi nhà mới. Một năm trước khi Hussain chuyển chỗ, ông đã bị tấn công ở bên ngoài nhà và bị gãy xương.

Chủ tịch BPCA – ông Wilson Chowdhry – cho biết: “Số nạn nhân gọi cho chúng tôi xin cung cấp nhà ở khẩn cấp đang gia tăng. Chúng tôi muốn mở rộng nhóm Mục sư này trên khắp Vương quốc Anh. Chúng tôi cũng muốn cung cấp cùng sự giúp đỡ tương tự cho bất kỳ người cải đạo nào trên toàn cầu đang làm việc với các tổ chức đối tác. Chúng tôi cũng giúp đỡ những người xin sự trợ giúp ở các nơi khác như Canada và Mỹ”. Ông Chowdhry thêm rằng có một sự thay đổi cần được thực hiện trong luật của Anh về những tội ác dựa trên việc cải đạo. Ông Chowdhry kêu gọi thay đổi hành động thù hận tôn giáo và chủng tộc từ năm 2006 và hướng dẫn của Hiệp hội Cảnh sát trưởng về luật cho tội thù ghét này.

Luật chống thù ghét người cải giáoÔng Chowdhry cho biết: “Chúng tôi đã viết một báo cáo về việc thù ghét người cải đạo và đã trình lên Cơ quan điều tra tội ác mà chính phủ đã tổ chức vào tháng 4 năm ngoái. “Thủ tướng Anh Theresa May đã có một cuộc bầu cử nhanh chóng. Khi bà ấy làm điều đó, thì cuộc điều tra về tội thù ghét bị hoãn lại. Vì vậy báo cáo của chúng tôi đã không được phân tích chính xác.Chúng tôi nghĩ nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ mọi người nhận ra rằng có một sự thay đổi cần thực hiện đối với các luật lệ của chính phủ liên quan đến việc ghét bỏ Cơ Đốc nhân”.

BPCA cũng đã khởi động một đơn thỉnh cầu kêu gọi chính phủ Anh yêu cầu Bộ Nội vụ điều tra những hoàn cảnh mà các nạn nhân bị thù ghét khi bỏ đạo. Bất cứ ai tìm cách hợp tác với BPCA để cung cấp nơi ẩn náu cho những người bỏ đạo Hồi có thể liên hệ với tổ chức bằng cách nhấp vào đây.

Đối với Jay, anh được ở lại nhà thờ cho đến khi phục hồi. Anh dự định sẽ trở lại Afghanistan một ngày nào đó và mở một nhà thờ ở Kabul. Nhưng Jay cũng cho biết: “Luật của đất nước Afghanistan hiện nay mở nhà thờ là phạm pháp”.

“Chúng ta hãy thách thức hiến pháp. Nếu 1 triệu người Afghanistan theo Hồi giáo được phép thờ phượng tại một nơi riêng tại sao tôi lại không, tôi cũng là công dân Afghanistan, tôi có thể được phép mở một nhà thờ. Chúa Jesus Christ sẽ biến nó thành hiện thực. Ngài là Chúa của Trời và Đất”.

Quỳnh Trân dịch

(Nguồn: christianpost.com)

Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình, để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Bạn vui lòng liên lạc với chúng tôi bằng cách để lại bình luận, hoặc gửi thư về địa chỉ: [email protected].
Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta” (Khải Huyền 3:20).
Chúa yêu bạn! Và Ngài luôn chờ đợi bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *