CHỈ BỞI ĐỨC TIN 27/07: BỊ BÚA LUẬT PHÁP ĐẬP

    Kinh Thánh: Ga-la-ti 3:19
    “Vậy thì làm sao có luật pháp? Luật pháp đã đặt thêm, vì cớ những sự phạm pháp, cho tới chừng nào người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã hứa cho; luật pháp được ban ra bởi mấy thiên sứ và truyền ra bởi một người trung bảo.”


       BỊ BÚA LUẬT PHÁP ĐẬP

    Chúng ta không thể sống trong một xã hội không có luật pháp, luật pháp giúp ổn định trật tự cho xã hội. Đối với Cơ Đốc nhân chúng ta, luật pháp còn có ý nghĩa cho đời sống thuộc linh là gì?


    Mặc dù luật pháp không xưng công bình chúng ta, luật pháp vẫn hữu ích và cần thiết. Thứ nhất, trong xã hội, luật pháp kiểm soát những người vô luật pháp. Thứ hai, luật pháp cho người ta thấy họ là tội nhân đáng chết và đáng chịu sự thịnh nộ đời đời.

    Tại sao cái búa của luật pháp đập vỡ chúng ta và chà nát chúng ta? Sự làm nhục này có lợi ích gì? Luật pháp cho chúng ta thấy cách ân điển mở rộng với chúng ta. Vì vậy luật pháp là một đầy tớ và chuẩn bị chúng ta cho ân điển. Vì Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời của người khiêm nhường, người đau khổ, người bối rối, người bị đàn áp, người thất vọng và người hoàn toàn không có gì cả. Ngài nhấc người khiêm nhường lên, nuôi kẻ đói, chữa lành người mù, an ủi người đau khổ và bối rối, xưng công bình kẻ có tội, kêu người chết sống lại, và cứu người thất vọng và người bị lên án. Vì Ngài là Đấng Tạo Hóa toàn năng Đấng làm mọi sự từ nhưng không. Trên hết, Ngài bảo vệ chúng ta khỏi sự băng hoại có hại nhất – kể chúng ta là công bình. Không ai muốn là kẻ có tội, là người không tinh sạch, đau khổ, và bị định tội. Nhưng mọi người muốn trở nên công bình và thánh khiết.

    Vì vậy, Đức Chúa Trời sử dụng cái búa luật pháp để phá vỡ, chà nát, và hủy diệt con thú có niềm tin, khôn ngoan, sự công bình và quyền lực trống rỗng của nó. Kết quả là, nó sẽ học qua sự không may mắn của nó rằng nó bị hư mất và bị định tội. Khi lương tâm bị luật pháp làm cho kinh sợ theo cách này, thì có một chỗ cho sự dạy dỗ của Phúc Âm và ân điển, điều phục hồi và an ủi lương tâm. Sự dạy dỗ này nói rằng Đấng Christ đến thế gian, không phải để bẻ cây sậy đã giập, không tắt ngọn đèn gần tàn (Ê-sai 42:3), nhưng để “giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường. Ngài đã sai ta đến để rịt những kẻ vỡ lòng, để rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục” (Ê-sai 61:1)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *