Oneway.vn – Bạn có biết: không có con nào vật xấu, chỉ có những người chủ xấu làm chúng học theo. Loài vật thường bắt chước chủ, chúng vô tội ngay cả trong sự tàn ác, bởi chúng không có khái niệm đạo đức. Đạo đức chính là lãnh thổ của con người.
<<10 lẽ thật Kinh Thánh về loài vật (P.1)
5- Mang sự vinh quang và ngợi khen cho Đức Chúa Trời
Trong Psalm/Thi Thiên 148, tác giả kêu gọi tất cả mọi loài ca ngợi Chúa. Từ loài vật dưới biển, thú đồng, gia súc, loài bò sát và các loài chim (câu 7,10). Câu cuối cùng của Thi Thiên cho biết: “Phàm vật chi thở, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va! Ha-lê-lu-gia!” (150:6). Mặc dù chúng không làm vậy bằng lời, nhưng động vật vẫn mang vinh quang và ngợi khen lên Đức Chúa Trời bằng chính sự tồn tại của chúng cho thấy:
-
Động vật cũng chính là sản phẩm sáng tạo của Chúa như bất kỳ phần nào khác trong sự sáng tạo.
-
Đức Chúa Trời là tình yêu: Ngài yêu sự sống nhiều đến nỗi tạo ra nó một cách đa dạng và dường như vô tận.
-
Đức Chúa Trời là nhà thiết kế đại tài: Động vật lấp đầy một phần quan trọng trong mối quan hệ cộng sinh giữa tất cả sự sáng tạo.
-
Đức Chúa Trời là họa sĩ: Động vật là một màn trình diễn sống động của vẻ đẹp tự nhiên mà Chúa đã đem vào sự sáng tạo.
6- Động vật có khả năng suy luận
Chúng
là bản năng của các loài. Một số người tin rằng động vật chỉ “thông minh” đủ để tồn tại. Tôi tin rằng điều này không chính xác. Động vật thông minh hơn chúng cần để tồn tại. Tôi đã chứng kiến những con chó của mình nhiều lần cố gắng giao tiếp với tôi. Chúng tô điểm cho sự thiếu vắng ngôn ngữ của chúng bằng cách tìm cách khác thông qua bản năng để truyền đạt ý chúng.
Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời bày tỏ trí thông minh của loài vật qua cuộc gặp gỡ bất thường của Balaam/Ba-la-am và con lừa của ông (Numbers/Dân Số Ký 22:21-33). Trong sự cố đó, con lừa nhìn thấy Thiên sứ của Chúa đang đứng trên đường đi và đã né sang một bên. Balaam giận dữ với con lừa vì nó không nghe ông. Tuy nhiên, Thiên sứ của Chúa cho biết hành động nhanh chóng của con lừa đã giải cứu Balaam. Thiên sứ nói: “Vả, con lừa cái có thấy ta, đi tẽ trước mặt ta ba lần, nếu nó không đi tẽ trước mặt ta, chắc ta đã giết ngươi rồi và để nó sống” (câu 33). Con lừa nhận thấy nguy hiểm và quyết định thoát khỏi con đường của Thiên sứ mà Balaam không thể nhìn thấy.
Ngoài ra, chúng ta cũng thấy tất cả các động vật chạy trốn khỏi nguy hiểm. Làm thế nào động vật biết nó đang gặp nguy hiểm? Nó phải hiểu điều gì đó về sự sống và tìm cách tự bảo vệ mình. Chúng ta tin rằng con người có lý do để tránh nguy hiểm, tại sao lại không tin rằng loài vật cũng thế? Chúng ta không hoàn toàn loại bỏ khái niệm về bản năng, đồng thời cũng không nên loại trừ bằng chứng rằng loài vật cũng có khả năng suy luận.
7- Động vật có thể nhận thức
Câu chuyện Balaam và con lừa đưa đến một cái nhìn sâu sắc khác về động vật, cho thấy loài vật có thể nhìn thấy Thiên sứ (Dân Số Ký 22:21-33). Balaam được tha mạng vì con lừa đã “đi hướng khác”. Đoạn văn không nói Thiên sứ bày tỏ sự hiện diện với con lừa, mà chỉ đơn giản nói rằng con lừa nhìn thấy họ.
Con người nhìn thấy Thiên sứ khi Thiên sứ muốn bày tỏ chính mình. Con lừa nhìn thấy Thiên sứ khi không có sự bày tỏ. Trên thực tế, con lừa đã hành động trái ý Thiên sứ. Liệu Thiên sứ có nói trước để con lừa giúp Balaam tránh khỏi số phận đã định cho ông? Văn bản không nói thế, và bài học rõ ràng cho thấy con lừa đã làm hỏng kế hoạch của Thiên sứ. Nó nhìn thấy Thiên sứ dù không được ai tác động. Kết luận này hỗ trợ rằng Chúa cho con lừa nói (câu 28). Mặc dù không nên đào sâu dữ kiện này, nhưng nó vẫn nêu ra câu hỏi quan trọng về sự hiểu biết của chúng ta cho mối quan hệ giữa động vật với thế giới tâm linh.
8. Động vật có khả năng thưởng thức cuộc sống
Tác giả Thi Thiên cảm thấy rạng rỡ khi ông mô tả cảm giác của loài vật. Thi Thiên 104 cho biết Đức Chúa Trời đã tạo ra sinh vật biển Leviathan “để chơi đùa” ngất ngây, vui thỏa trên biển (câu 26). Sách cũng Gióp nhiều lần mô tả niềm vui của loài vật như đà điểu vỗ cánh “vui mừng” (39:13), các loài thú đồng cũng “chơi đùa” cùng môi trường xung quanh (chương 40).
Đây không phải khái niệm lạ lẫm. Tin chắc chúng ta cũng đã nhiều lần thấy loài vật chơi đùa. Chúng không được “tự động hoá” hay được bản năng điều khiển. Chúng thực sự có khả năng chơi đùa và thích được chơi đùa.
9- Động vật và bản chất của công lý
Trong vở kịch của Robert Bolt, A Man for All Seasons, Sir Thomas More đã đưa ra một tổng kết tuyệt vời về mục đích của Đức Chúa Trời khi tạo dựng Thiên sứ, các loài động thực vật và nhân loại. Về động vật, ông nhận thấy Đức Chúa Trời đã tạo ra chúng một cách “rất ngây thơ” – chúng không có khả năng phản chiếu đạo đức. Chúng chỉ đơn giản làm những gì chúng làm.
Kinh Thánh dạy rằng nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời là tội lỗi, vì Ngài là Đấng thánh khiết, công bình. Và vì loài người phạm tội nên Chúa cho phép họ được dùng loài vật để thay thế, chuộc tội. Luật lệ dâng của tế lễ hình thành, phần nào giúp dân sự thoát chết. Chúa đã cho phép con người được giết những con vật vô tội để “chết thế”, thế mạng, chuộc lỗi cho mình (Lê-vi Ký 16:1-34). Những con vật vô tội phải gánh chịu tội lỗi của con người – biểu tượng cho những gì sắp xảy ra – khi Chúa Jêsus, Con vô tội của Đức Chúa Trời phải tự hiến dâng chính mình làm của lễ, hy sinh, gánh thay cho tội lỗi của toàn thể nhân loại (Rome/Rô-ma 3:21-26; II Corinthians/II Cô-rinh-tô 5:21, Hebrew/Hê-bơ-rơ 10:1-18).
10- Loài vật thuộc về Đức Chúa Trời
Psalm/Thi Thiên 24:1 tuyên bố “Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giê-hô-va” (Psalm/Thi-thiên 24:1). Sự thật này được lặp lại thường xuyên trong Kinh Thánh. Khi Đức Chúa Trời ra lệnh cho người nam và người nữ đầu tiên “cai trị” mọi sinh vật (Sáng Thế Ký 1:26), Ngài không hề từ bỏ quyền sở hữu mọi vật sống.
Trên thực tế, Đức Chúa Trời đã không từ bỏ quyền sở hữu bất cứ điều gì (Collossians/Cô-lô-se 1:16, Rome/Rô-ma 11:36, Hebrew/Hê-bơ-rơ 2:10). Người đặt người nam và người nữ vào trong khu vườn để “trồng trọt và giữ gìn nó” (Sáng Thế Ký 2:15), thậm chí còn trao quyền cho con người. Và sau trận lũ, Ngài đã cho chúng ta toàn bộ phần còn lại của tạo vật để làm thực phẩm. Nhưng không bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu. Con người với vai trò như người quản lý đối với các tạo vật, chứ không phải vai trò người sở hữu (Sáng Thế Ký 2:15). Sự quản lý này liên quan đến mọi thứ bao gồm thái độ tôn trọng (Lê Vi Ký 25:3-5; Dân Số Ký 35:33). Động vật được cai quản bởi con người, nhưng chúng không phải của chúng ta, để chúng ta có quyền làm bất cứ điều gì mình muốn. Chúng thuộc về Đức Chúa Trời (Gióp 41:11; Thi thiên 50:10-11).
Kết luậnĐức Chúa Trời tạo ra loài vật trên trên trái đất này và giao cho chúng nhiệm vụ giúp đỡ con người. Vậy, con người có thể giúp chúng hoàn thành nhiệm vụ theo cách Chúa cho phép, để chúng đạt đến tiềm năng đầy trọn của sự sáng tạo. Chúng không chỉ làm giàu thêm cuộc sống chúng ta, mà còn cho chúng ta thấy chúng xứng đáng được yêu thương, quan tâm.
Quỳnh Trân dịch
(Nguồn: erlc.com)
Bạn thân mến, nếu bạn là người chưa tin Chúa và bạn muốn tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời mình, để nhận được Sự Cứu Rỗi, Tình Yêu và sự Bình An trong tâm hồn. Bạn vui lòng liên lạc với chúng tôi bằng cách để lại bình luận, hoặc gửi thư về địa chỉ: [email protected].