Năm Điều Bạn Cần Biết Để Thấy Mình Được Kêu Gọi

Chúa Giê-xu phán, “Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi, nếu hạt lúa mì kia không gieo xuống đất và chết đi, nó chỉ là một hạt; nhưng nếu chết đi, nó sẽ kết quả nhiều.” (Giăng 12:24)

Chúa Giê-xu phán điều này với các môn đồ Ngài để giúp họ hiểu lợi ích của sự chết mà Ngài sắp phải trải qua.  Khi Chúa Giê-xu chết, Ngài thật sự được giải thoát  khỏi sự hạn chế trong thân thể và Thánh Linh Chúa tự do tuôn tràn trong chúng ta, khiến chúng ta làm trọn lời của Ngài, “Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi, ai tin Ta cũng sẽ làm việc Ta làm, và sẽ làm những việc lớn hơn, vì Ta trở về với Cha.” (Giăng 14:12)

Bạn có thể thấy mình được kêu gọi như thế nào?

Chúng ta có thể làm “những việc lớn hơn” đó như thế nào?

Giống như Đức Chúa Trời đã ban khả năng cho những người xây dựng Đền Tạm trong đồng vắng, Ngài cũng ban khả năng cho chúng ta để xây dựng Vương quốc Đức Chúa Trời trên đất trong suốt cuộc đời chúng ta. Nhận biết Ngài đã ban tặng cho chúng ta những gì và sẵn sàng sử dụng những ân tứ đó cho nước Chúa là điều chúng ta phải nghiêm túc tìm kiếm.

Năm Điều Bạn Cần Biết Để Thấy Mình Được Kêu Gọi

Làm thế nào để khám phá ân tứ chức vụ thật sự được Đấng Christ gắn liền trong linh hồn chúng ta?

Một người khôn ngoan đã từng nói với tôi rằng chúng ta sẽ không bao giờ giống như Chúa Giê-xu nhiều như khi chúng ta ban cho. Tôi có một động lực mạnh mẽ để ban cho. Đây là một trong những ân tứ thúc đẩy của tôi. Nhưng sự ban cho bản thân mang hàm ý rất rộng. Là vợ của một Mục sư, tôi được kêu gọi để làm nhiều thứ, một số thứ trong đó tôi rất thích làm và với một số khác thì tôi phải chịu đựng. Có khi tôi được kêu gọi vào trong chỗ khiến những người khác phải chịu đựng.

Tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy mình tạo nên sự khác biệt tích cực trên thế gian. Chúng ta muốn để lại di sản và muốn được người khác nói những điều tốt đẹp khi họ nhớ về chúng ta.  Chúng ta không chỉ muốn được nhớ đến một cách trìu mến, mà còn muốn các công việc mà chúng ta đã làm vẫn được sống động. Khi chúng ta cho phép bản thân mình được đầy dẫy Thánh Linh của Đức Chúa Trời và rồi làm theo điều Phao-lô nói trong Cô-lô-se 3:23, “Hễ làm việc gì, hãy làm hết lòng, như làm cho Chúa chứ không phải cho người ta,” chúng ta sẽ thực hiện chức vụ.

Chúng ta có thể ngồi chờ đợi Chúa phán và bày tỏ cho chúng ta thấy mục đích Thánh của Ngài trong cuộc đời của chúng ta, hoặc chúng ta có thể vâng theo điều Ngài đã bày tỏ cho chúng ta.

“Hãy làm hết lòng” — khi chúng ta nhìn thấy một nhu cầu mà mình có khả năng đáp ứng trọn vẹn, thì hãy làm điều đó cho Chúa, chứ không phải làm cho con người. Đây là chìa khóa quan trọng để thấy những điều Chúa đã ban tặng để chúng ta thực hiện.

Một khi chúng ta tự nguyện làm điều gì đó là cần thiết, chúng ta sẽ sớm khám phá ra (và những người khác có thể cũng vậy) liệu mình có được ban ân tứ để làm việc đó không. Một số người được ban cho nhiều tài năng hoặc ân tứ, một số khác chỉ có một ít ân tứ. Dụ ngôn về ta-lâng trong Ma-thi-ơ 14: 25-30 cho chúng ta biết về ba người được ban cho các ta-lâng để sử dụng cho chủ. Sự khác biệt chính giữa người có 10 ta-lâng, 2 ta-lâng và người chỉ có một ta-lâng đó là người với 10 ta-lâng và 2 ta-lâng đã làm điều gì đó với những gì họ có, còn người với 1 ta-lâng chỉ ngồi phàn nàn rằng mình bị thiếu ta-lâng.

Tránh làm việc quá tải

Giữ bản thân trong những việc làm cần thiết cho nước Chúa là một khía cạnh của việc tìm thấy lĩnh vực mà chúng ta có tài năng nhất.  Thứ hai là đừng để cho mình trở nên quá bận rộn. Đôi khi nhu cầu xung quanh chúng ta có thể rất áp đảo và chúng ta không đủ mạnh mẽ để nói “không” tới mức chúng ta thấy mình giống như một khẩu súng săn. Chúng ta tiêu hao rất nhiều đạn, nhưng lại không nhắm trúng hồng tâm.

Đặt ưu tiên những phản ứng của chúng ta là điều quan trọng cho sức khỏe thuộc linh của chúng ta và quan trọng để ngăn chúng ta khỏi bị kiệt sức. Sau đây là một số điều cần suy nghĩ đến:

Bạn có quá bận rộn đến nỗi không thể dành thời gian chất lượng để cầu nguyện và đọc Kinh Thánh mỗi ngày không?

Bạn có quá bận rộn với mục vụ mà bỏ sót gia đình của mình không?

Bạn có quá bận rộn đến rỗi không còn yêu thích việc mình đang làm nữa không?

Hãy tự hỏi, “Có phải tôi đang không quản lý tốt thời gian để làm việc cho nước Chúa không? Hay có phải tôi đang chiếm lấy công việc mà đáng lẽ người khác nên làm không?”

Tôi là một trong các nhà tuyển dụng chính của các tình nguyện viên trong nhà thờ của chúng tôi, và tôi cũng ghét nghe từ “không” rất nhiều, có khi đó là câu trả lời lành mạnh nhất để đáp lại yêu cầu giúp đỡ.

Giữ cho bàn tay rộng mở

Khi chúng ta thấy công việc cho nước Chúa thật sự tạo động lực và tiếp sức cho mình, hãy chắc chắn giữ lấy điều đó với bàn tay mở rộng. Nhiệm vụ Chúa thường giao để chúng ta hoàn thành chỉ theo thời vụ, không phải cả đời. Đừng hiểu lầm tôi, Ngài luôn có gì đó để chúng ta làm, nhưng Ngài cần chúng ta chuyển đổi sự tập trung vào đúng thời điểm.

Phương châm của chúng ta phải là, “Điều gì Chúa cần là điều tôi sẵn sàng làm”, dù đó là dọn dẹp nhà thờ hay tư vấn cho phụ nữ, dạy dỗ con cái hay đứng trên tòa giảng. Tất cả đều là một phần của công việc nước Chúa.

Tôi đã được Chúa dùng trong mục vụ thiếu nhi trong cả cuộc đời của mình. Tôi đã hầu việc Chúa trong những mục vụ rộng lớn và mạnh mẽ khác, nhưng trong một Hội Thánh nọ tôi được kêu gọi để bắt đầu mục vụ trẻ em, đây không phải là công việc xa lạ với tôi – tôi đã làm việc này trước đây – nhưng không hề có trẻ em nào tham gia.

Mỗi tuần tôi chuẩn bị như thể tôi sẽ có một căn phòng toàn trẻ nhỏ, không biết liệu có ai sẽ đến hay không. Cảm thấy chán nản, một ngày kia tôi kêu cầu với Chúa rằng: “Lạy Chúa, con không biết liệu điều con đang làm đây có đúng không. Công việc này thật quá chán nản.” Chúa trả lời tôi rằng, “Wanda, nếu con trung tín trong việc nhỏ, thì Ta sẽ ban phước cho con với những việc lớn hơn.”

Có những lúc chúng ta cần phải có sự khôn ngoan để biết đâu là lúc nên tiếp tục cố gắng hay bỏ cuộc.

Vì vậy, hãy bận rộn và tra tay cầm cày. Với tất cả những điều bạn làm, hãy làm hết lòng như thể bạn đang trực tiếp đáp lại yêu cầu giúp đỡ từ chính Đấng Christ, và bạn sẽ sớm thấy rằng có những điều ngoài bạn ra thì không ai khác có thể làm hiệu quả hơn. Bạn sẽ thấy rằng lĩnh vực đó làm động lực và tiếp sức cho bạn. Đó chính là lời kêu gọi dành cho bạn.

Ba điều nữa để nhận thấy bạn được kêu gọi:

Mục vụ của Chúa luôn luôn đẩy chúng ta ra ngoài vùng an toàn của mình.

Mục vụ của Chúa không phải lúc nào cũng vui vẻ. Đôi khi đó là công việc khó khăn và chán nản.

Đừng tìm kiếm sự khen ngợi từ con người.  Đôi khi Chúa lấy lại danh tiếng của chúng ta để xem chúng ta thật sự dâng mình cho Ngài thế nào.

*Về tác giả: Wanda Hackett dẫn đầu các mục vụ thiếu nhi trong hơn 40 năm tại các nhà thờ trên khắp nước Mỹ và Canada. Bà có một niềm đam mê mãnh liệt đó là được thấy trẻ em kinh nghiệm Chúa Giê-xu Christ một cách sống động và thích đáng. Bà đã viết nhiều chương trình giảng dạy cho trẻ em ở Hội Thánh, một số đã được dịch sang ngôn ngữ Croatia. Bà có 3 người con đều hầu việc Chúa toàn thời gian và bà có 9 người cháu.

Dịch: CTV

Nguồn: Charisma News.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *