Billy Graham  & Chiến dịch Truyền giáo LAUSANNE

Oneway.vn – “Những kẻ khôn sáng sẽ được rực rỡ như sự sáng trên vòng khung; và những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi” (Daniel/Đa-ni-ên 12:3).

Cấp bách truyền giáo

Tạ ơn Đức Chúa Trời vì cuộc đời đầy ơn của Mục sư Billy Graham – người sáng lập Lausanne Movement – ông đã trở thành một nhân chứng lớn với những ảnh hưởng mạnh mẽ qua đời sống mình, để lại một cuộc đời sống động sau “trận đánh tốt lành” (II Timothy/II Ti-mô-thê 4:7-8). Xin Đức Thánh Linh sử dụng cuộc đời và cả sự chết của Billy Graham – theo cách ông từng nói – “đặt lòng mình trước một thế giới đang hư mất và lạc lầm, khiến bản thân phải ưu tiên cho tính cấp bách của việc truyền giáo”.

Truyền giáo bằng sự khôn ngoan, trí tuệ và tầm nhìnKết quả hình ảnh cho Billy Graham share about jesus

Câu chuyện về cuộc đời của ông Billy Graham với Lausanne Movement có thể bắt đầu từ năm 1955. Nhà truyền giáo – khi đó 37 tuổi – đã được các sinh viên tại Cambridge Inter-Collegiate Christian Union (CICCU)/Liên đoàn Liên thông Cơ Đốc Cambridge mời đảm nhiệm một Mục vụ tại Đại học Cambridge, với trợ lý chính John Stott, 34 tuổi. Công việc chung của họ là thiết lập bệ phóng cho niềm đam mê truyền giáo về những tương phản thần học giữa chính thống giáo và dị giáo. Sau này, đó là minh chứng trong bước ngoặt của việc truyền giáo.

Năm 1960, Billy Graham có một cuộc họp với nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo và những người có ảnh hưởng ở Montreux, Thụy Sĩ để thảo luận về cách tạo ra mối liên kết trong công tác truyền giáo. Ông viết: “Sau nhiều ngày thảo luận và tranh luận – nhiều lần cùng nhau cầu nguyện – tôi tin rằng việc truyền giáo ngày nay sẽ không bao giờ thống nhất trừ khi tất cả mục đích hướng về một điều duy nhất: truyền bá Phúc Âm”.

Khẳng định này đã đưa đến kế hoạch Hội nghị Phúc Âm thế giới năm 1966 với Carl Henry và các nhà truyền giáo khác (tại Berlin 26/10 – 4/11/1966). Đã có 700 người được mời tham dự, với 300 tín đồ Do Thái và Công giáo La-mã, thu hút 100 ký giả và phóng viên báo chí. Báo Berlin 1966 đã tạo một diễn đàn về phong trào truyền giáo đang phát triển khắp thế giới, tiếp nối tinh thần của Hội nghị Truyền giáo Thế giới năm 1910 tại Edinburgh.

Lời chào mừng rõ ràng và đầy nhiệt huyết của Billy Graham ở Berlin: “Sự hiện diện của Thánh Linh sẽ làm hội nghị mang một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử của Giáo Hội như Hội nghị Truyền giáo Thế giới tổ chức tại Edinburgh 6/1910. Chúng ta cần hiểu rõ hơn về thế giới nơi chúng ta rao ra Tin Lành. Chúng ta cần sự thống nhất lớn giữa những người đi ra truyền giáo. Chúng ta cần mạnh mẽ hơn, không cần những tổ chức và phong trào mới, cũng không cần một Tin Lành mới, nhưng cần sự ban cho từ Cha Thiên Thượng để nên mới và trưởng thành, để hoàn thành nhiệm vụ trong công cuộc truyền bá Phúc Âm cho các thế hệ. Chúng ta cần thấy mình mạnh mẽ hơn. Hôm nay, nếu Hội Thánh có thể mạnh mẽ rao ra Tin Mừng của Chúa Jesus với tấm lòng cháy bỏng và lòng nhiệt thành đối với những người chưa tin, thế giới này sẽ thay đổi”.

Lausanne 1974

Năm năm sau, Billy Graham tổ chức một cuộc họp nhằm đánh giá sự phát triển từ năm 1966 và xem xét kỹ lưỡng các vấn đề chính trên thế giới: chính trị, hệ tư tưởng, thần học – khi truyền bá Phúc Âm. Vài tháng sau, kế hoạch được vạch ra cho hội nghị năm 1974 tại Lausanne, Thụy Sĩ. Được đặt tên là International Congress on World Evangelization/Hội nghị Quốc tế về truyền bá Phúc Âm (về sau được gọi là Lausanne I).

Ảnh: Những người tham gia đến Palais de Beaulieu, nơi diễn ra Hội nghị Quốc tế về truyền bá Phúc Âm

Trong bài diễn văn mở đầu tại Lausanne I, Billy Graham nói về 4 điều ông hy vọng: 1. “Tôi muốn thấy Quốc hội đưa ra một tuyên bố về truyền giáo và loan báo Tin Mừng”; 2. “Tôi muốn thấy Giáo hội đặt mục tiêu để hoàn thành nhiệm vụ trong việc Phúc Âm hóa thế giới”; 3. “Tôi tin chúng ta có thể nêu rõ mối liên hệ giữa truyền giáo và trách nhiệm xã hội”; 4. “Tôi hy vọng về một ‘koinonia’ – sự hiệp nhất trong Phúc Âm – sẽ được loan ra khắp đất. Tôi hy vọng những gì tôi gọi là ‘tinh thần Lausanne’ sẽ phát triển”.

Các diễn giả gồm John Stott, Francis Schaeffer, Corrie ten Boom và Malcolm Muggeridge. Tạp chí TIME dành trang đầu để nói về hội nghị kéo dài 10 ngày này, thu hút 2.400 nhà lãnh đạo Phúc Âm được mời đến từ 150 quốc gia. Lausanne I được miêu tả là “một diễn đàn quy mô với lượng rất lớn Cơ Đốc nhân tham gia”, nơi “cho thấy sự hăng hái của lòng nhiệt thành, kiên quyết theo Kinh Thánh, sứ mệnh của mỗi người theo Chúa”.

Ảnh: Billy Graham với Giám mục Jack Dain, Malcolm Muggeridge và Jaroy Weber (từ trái sang).

Từ năm 1974, cụm từ “tinh thần Lausanne” của Billy Graham đã trở nên phổ biến như chuẩn mực mà các nhà lãnh đạo nên sống và làm theo: tinh thần hợp tác, khiêm nhường, hy vọng và cầu nguyện.

Ảnh: Billy Graham và Giám mục Jack Dain ký Hiệp ước Lausanne tại Hội nghị Quốc tế về truyền bá Phúc Âm 24/7/1974.

Không bao giờ thay đổi

Trích thông điệp Billy Graham tại Lausanne lần cuối: “Trong tất cả những cuộc hội thảo, tôi luôn cầu nguyện rằng chúng ta không bao giờ quên những điều không thay đổi trong suốt 36 năm qua – và sẽ không bao giờ thay đổi cho đến khi Chúa trở lại. Điều duy nhất, nhu cầu lớn nhất của linh hồn con người: được hòa giải với Đức Chúa Trời, sống trong tình yêu thương, sự tha thứ và quyền năng Ngài. Cũng không có Tin Lành nào khác ngoài “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài” là Đức Chúa Jesus Christ, vào thế gian để cứu chuộc chúng ta khỏi sự chết trong vinh quang Phục Sinh của Ngài. Nhiệm vụ môn đồ của Đấng Christ chưa bao giờ thay đổi: đi khắp thế gian rao giảng Phúc Âm, thúc giục mọi người tin nhận Chúa Jesus là Đấng Cứu Rỗi và Chúa chúng ta. Khi rời khỏi Cape Town, chúng ta có thể bước đi trong một cam kết mới để sống cho Chúa Jesus, và quyết tâm khiêm tốn đồng hành với Ngài mỗi ngày. Đừng bao giờ đánh mất sự kêu gọi, nhưng hãy nhìn vào Đấng Christ mỗi ngày khi dành thời gian với Ngài trong sự cầu nguyện và học Kinh Thánh cá nhân”.

Jane Nguyễn dịch

(Nguồn: Lausanne.org)

Bạn muốn tìm hiểu về Chúa Jesus? Bạn cần điểm tựa vững bền, bất biến? Vui lòng bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, inbox Fanpage) hay liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email [email protected].

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *