Cá mập, ngư lôi và lời cầu nguyện

Oneway.vn – “800 người đàn ông phải nhảy xuống nước. Chiếc thuyền chìm trong 12 phút. Con cá mập đầu tiên xuất hiện sau nửa tiếng…”

Con tàu Indianapolis trước tai nạn.

Đó là một phần nội dung phim Hàm Cá Mập (Jaws), miêu tả khung cảnh sau khi con tàu nổi tiếng Indianapolis chìm vào ngày 30/7/1945 bởi một quả ngư lôi của quân đội Nhật. “Khi nó tới gần, nó dường như không hề sống cho đến khi đớp bạn một phát” – ông Quint nói về kinh nghiệm với cá mập.

Trong số 1.196 thành viên thủy thủ đoàn, khoảng 800 người lên được tàu cứu hộ. Không có tín hiệu cấp cứu nào được gửi đi, họ lênh đênh trên vùng biển đầy cá mập trong 5 ngày với khoảng 12 bè cứu hộ và lượng thực phẩm ít ỏi. Bị thiêu đốt dưới ánh nắng mặt trời vào ban ngày, và lạnh cứng người do nước biển ban đêm, cuối cùng chỉ 316 người sống sót.

Giáo sĩ Thomas Michael Conway.

Hơn 72 năm trôi qua, xác con tàu đắm đã được tìm thấy dưới đáy Thái Bình Dương, ở độ sâu khoảng 5.500 mét. Một nhóm các nhà nghiên cứu dân sự, dẫn đầu bởi người đồng sáng lập Microsoft – Paul Allen – đã tìm thấy một phần sót lại của con tàu sau hàng tháng trời sục sạo. Tuy nhiên, hải quân Mỹ yêu cầu họ giữ bí mật địa điểm con tàu. “Trong khi cuộc tìm kiếm phần còn lại của con tàu đắm vẫn tiếp tục, tôi hy vọng những người liên quan đến con tàu lịch sử này sẽ giữ được bí mật về phát hiện này trong khoảng thời gian không lâu” – ông Allen cho biết.

Huyền thoại về con tàu Indianapolis được làm sống lại bởi bộ phim kinh dị Hàm Cá Mập năm 1975, trong đó miêu tả một nhóm người bị ăn thịt dần bởi cá mập khi họ đang khiếp hãi, vẫy vùng và cầu nguyện mong được cứu thoát.

Mặc dù phần lớn cái chết do bệnh tiêu chảy vì uống nước biển, bị phơi nắng, đói hoặc mất nước, các cuộc tấn công của cá mập rất chân thật và kinh hãi. Một người sống sót (đã mất năm 2005) – ông Woody James – miêu tả:

“Bạn nghe thấy họ la hét, nhất là trong những buổi chiều muộn. Cá mập giống như điều tồi tệ nhất trong ngày thường diễn ra vào buổi chiều muộn. Mọi thứ im lặng, đột nhiên bạn nghe ai đó hét lên và bạn biết rằng người đó đã bị cá mập xử”.

Nhưng, điều ít được biết đến là vai trò của các giáo sĩ phục vụ Hải quân trong tai nạn này. Đại úy hải quân Thomas Michael Conway, một giáo sĩ đến từ Buffalo, New York, đã cầu nguyện cho đồng đội suốt 3 ngày trước khi ông không chịu nổi nữa và buông tay, ông chết đuối, năm đó ông mới 37 tuổi.

Một người sống sót tên Frank J.Centazzo đã miêu tả lại những giờ trước khi ông Conway chết: “Tôi ở cùng nhóm với cha Conway. Tôi thấy ông di chuyển từ nhóm này tới nhóm khác để khuyến khích các thủy thủ cùng cầu nguyện và mời gọi họ đừng từ bỏ hy vọng được cứu thoát. Ông làm việc liên tục cho tới khi mệt lả. Tôi nhớ vào buổi chiều muộn ngày thứ 3 khi ông tiến tới tôi và Paul McGiness. Ông quẫy đạp trong nước, Paul và tôi giữ ông lại để ông có thể nghỉ một ít. Sau đó, ông rời đi và chúng tôi không bao giờ còn nhìn thấy ông nữa”.

Hải quân Mỹ đã từ chối lá đơn đề nghị cho vị giáo sĩ đó được tặng huân chương Thập giá Hải quân (Nacy Cross) vì lòng dũng cảm, trên cơ sở những thủy thủ được đề nghị được phong quân hàm cao hơn…

Một người sống sót khác, hiện là Mục sư Hội Thánh Báp-tít ở Tennessee kể với tờ Baptist Press làm thế nào Chúa là “chỗ dựa chính cho tôi suốt thời gian đó”.

Ông Edgar Harrell tin Chúa 2 năm trước khi tai họa diễn ra, và trong quyển sách ông viết “Out of the Depths” – Thoát khỏi đáy sâu – ông hồi tưởng lại cảnh ông nhảy khỏi con tàu đang bốc cháy: “Tôi sắp rời khỏi tàu, tôi bước ra lan can dừng lại một lúc nhìn những người khác đang leo qua, và rồi tôi bước những bước dài xuống nước. Tôi cảm thấy an toàn bởi khoảnh khắc đó, bằng cách nào đó Đức Chúa Trời ở cùng tôi và tôi tin rằng mình sẽ sống. Nhưng chắc chắn tôi không thể biết trước tôi chỉ thoát sau 4 ngày rưỡi lênh đênh”.

Ông tiếp: “Có một câu tục ngữ cổ ‘Không có người vô thần trong hầm quân sự cá nhân’. Và tôi thêm rằng không có ai là người vô thần ở đó cả. Mọi người đều cầu nguyện và muốn ai đó cầu nguyện cho mình…”.

Trung Nguyen dịch

(Nguồn: christiantoday.com)

* Mọi thông tin phản hồi hay câu chuyện thực của chính bạn, của người thân, của tín hữu trong Hội Thánh làm chứng hoặc những người xung quanh mà bạn biết rõ; vui lòng gửi về: [email protected]. Chúng tôi luôn trân trọng tất cả những chia sẻ, những ý kiến đóng góp và bài vở của Quý vị!

Ban Biên Tập

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *