Hãy để cái chết dạy bạn cách sống

Oneway.vn – Một số điều tuyệt vời nhất của cuộc sống lại được tìm thấy ở những chỗ, những nơi kỳ lạ, ít ai ngờ tới nhất!

Anh Alex Zanardi, người giành huy chương vàng trong sự kiện Paralympic 2016 ở Rio de Janeiro (Brazil). Mười lăm năm trước, khi còn là tay đua Công thức 1 (Formula One), anh đã bị mất cả 2 chân trong một vụ tai nạn ở Đức. Khi nhận huy chương vàng ở Janeio, Zanardi nói: “Cuộc sống tôi là một đặc ân chưa bao giờ kết thúc. Ngay cả trong tai nạn, những điều tôi đã trải qua… đã trở thành cơ hội lớn nhất trong đời tôi”.

Vận động viên Alex Zanardi. (Nguồn: Pitlane.gr)

Tôi ngồi bật dậy và thực sự chú ý khi nghe Zanardi nói. Luôn luôn có một điều gì đó tốt đẹp trong việc tìm kiếm sự tốt lành ở nơi mà chúng ta nghĩ chỉ có bi kịch!

Những lời của Zanardi vô tình nhắc lại thế giới quan về những điều kỳ lạ, bất thường nhất trong Kinh Thánh Cựu Ước. Nhiều người đã thực sự bối rối bởi sự lặp đi lặp lại kỳ lạ: “Hư không của sự hư không, thảy đều hư không”. (Ecclesiastes/Truyền đạo 1:2). Sự lỗi lạc của Ecclesiastes/Truyền-đạo là đưa ra ánh sáng những món quà, đó là sự ban cho ngay trong những điều khủng khiếp nhất, kỳ lạ nhất, cay đắng nhất. Đó là sự chết.

Những phương diện kỳ lạ của… Tử Thần!

Tác giả của sách Ecclesiastes/Truyền-đạo không tô vẽ về cái chết; đối với ông, nó vẫn đeo bám lấy thế giới này như một lời nguyền. Tuy nhiên, thiên tài của ông nằm trong việc khám phá sự khác biệt giữa cái chết nói chung, cái chết của tôi nói riêng. Ecclesiastes/Truyền-đạo nhắc nhở tôi rằng cái chết của mình là chắc chắn, rằng cái chết đang đến, vì vậy tôi đang ở trong hành trình gặp gỡ nó, nó có thể là một trong những món quà lớn nhất mà tôi có thể tìm thấy. Tôi đang học sống bằng cách chuẩn bị cho việc… chết đi.

Dưới đây là 3 phương diện kỳ lạ của sự chết trong sách Ecclesiastes/Truyền-đạo, mỗi kía cạnh đều mang đến cho chúng ta những món quà!

1- Tử thần là… bác sĩ phẫu thuật!

Ecclesiastes/Truyền-đạo 1:1-11, từ “chết” không được sử dụng một cách trực tiếp, nhưng trong bối cảnh, xuôi theo dòng chảy của mạch văn, có sự hiện diện phổ biến của cái chết: “Đời nầy qua, đời khác đến; nhưng đất cứ còn luôn luôn” Ecclesiastes/Truyền-đạo 1:4. Điểm chính yếu của bài thơ này là thế giới tự nó dường như tự đuổi theo cái đuôi của nó và rồi nó không đến được bất cứ nơi nào. Mọi thứ đều theo chu kỳ, không tuyến tính.

Tác giả sử dụng sự sáng tạo để vạch ra điều nghịch lý của cuộc sống trên thế giới này: nó là một diễn biến lặp đi lặp lại thường xuyên và thay đổi liên tục. Trong một thế giới thường xuyên lặp lại, nơi chúng ta chỉ làm những điều xưa cũ 7 ngày/tuần, chúng ta khao khát một cái gì đó làm gián đoạn nó – một công việc mới, một mối quan hệ mới, một ngôi nhà mới, một chương hoàn toàn mới – sau đó là… cái chết. Và trong một thế giới luôn thay đổi, chúng ta khao khát một cái gì đó để cung cấp cho chúng ta sự vĩnh cửu – phòng tập thể dục, kế hoạch sức khỏe, chính sách bảo hiểm – sau đó là… cái chết.

Phẫu thuật mổ xẻ cơ thể người, làm tổn thương một phần nào đó để mang đến sự chữa lành cho phần khác. Trong Ecclesiastes/Truyền-đạo, cái chết là bác sĩ tim mạch, bác sĩ phẫu thuật tim khéo léo nhất. Mong muốn đạt được cái gì còn lại để tồn tại mãi mãi là động lực thúc đẩy mọi người. Chúng ta muốn đạt được điều gì đó, là một ai đó. Và, trở ngại lớn nhất cho những tham vọng của chúng ta là sự chết. Nhưng bởi ân sủng và sự thương xót, Đức Chúa Trời dùng sự chết để giải phẫu trái tim lo âu, sợ hãi của chúng ta, những tấm lòng phấn đấu không ngừng nghỉ cùng những căng thẳng, cực nhọc để trục lợi, cho sự vĩ đại theo suy nghĩ của chúng ta.

2- Cái chết là… nhà truyền giáo!

Một trong những câu thơ nổi bật nhất trong toàn bộ sách Ecclesiastes/Truyền-đạo là 7:1 “Danh tiếng hơn dầu quý giá; ngày chết hơn ngày sanh”. Điều tác giả muốn nói ở đây là… đám tang, xe tang và các lò thiêu, mồ mả mở ra và nước mắt vào ban đêm là bộ khuếch đại của Đức Chúa Trời sử dụng để giải quyết một thế giới bị ám ảnh với những điều tầm thường và thoáng qua. “Đi đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến tiệc; vì tại đó thấy sự cuối cùng của mọi người; và người sống để vào lòng” (Ecclesiastes/Truyền-đạo 7:2).

Tất cả các nhà truyền đạo phải vật lộn với cách đặt mọi thứ vào tấm lòng thế nào. Làm thế nào để chúng ta có thể cảm nhận, thấy, và tin tưởng, tin cậy và hy vọng, nhấm nháp, không chỉ với cái đầu của chúng ta, nhưng với tất cả mỗi tế bào trong con người chúng ta. Ecclesiastes/Truyền-đạo biết rằng quan tài đặt mọi thứ vào tấm lòng tốt hơn bất cứ điều nào khác. Chúng là những người thuyết giảng giỏi.

Trẻ sơ sinh có cuộc sống phía trước của chúng, nhưng chúng ta có thể nói gì về chúng? Không nhiều. Nhưng ngồi một lát trong đám tang, lặng nhìn và lắng nghe. Điều gì được và không được nói ra về người quá cố? Có phải cô ấy rất khôn ngoan, rộng lượng, khiêm tốn, được biến đổi bởi ân sủng? Có phải cô ấy yêu mến Chúa? Hay cô ấy khước từ Đấng Tạo hóa, sống trong những ngày mà cô ấy hài lòng, tham dự vào vương quốc nhỏ bé của cô ấy?

Điều gì sẽ được nói về bạn, khi đến lượt bạn nằm trong quan tài? Hãy đặt nó vào lòng bạn ngay hôm nay!

3- Cái chết là một nghệ sĩ!

Trong Ecclesiastes/Truyền đạo 9:7-10, ngay sau đó là một lời nhắc nhở rằng tất cả mọi thứ được thực hiện dưới ánh mặt trời sẽ chấm dứt cho mỗi người chúng ta, tác giả cho chúng ta một mạng lệnh: “Hãy đi ăn bánh cách vui mừng, và uống rượu cách hớn hở; vì Đức Chúa Trời đã nhận các công việc ngươi” (Ecclesiastes/Truyền đạo 9:7).

Cái chết không chỉ tiêu diệt, phá hủy, nó còn thúc giục chúng ta phác họa cuộc sống và ánh sáng trên tấm vải cuộc sống khi chúng ta còn có thể. “Khá hằng mặc áo trắng, chớ thiếu dầu thơm trên đầu ngươi. Trọn các ngày của đời hư không ngươi, mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi dưới mặt trời, hãy ở vui vẻ cùng vợ yêu dấu; vì đó là phần của ngươi trong đời nầy, và là điều ngươi được bởi công lao mình làm ở dưới mặt trời” (Ecclesiastes/Truyền đạo 9:8-9).

Logic ở đây là cái chết nới lỏng sự hạn hẹp của tôi về sự ban cho của Chúa, như thể chúng chưa bao giờ là của tôi, thay vào đó, nó giải phóng tôi để nhìn xem thế giới của Ngài: với mọi sự được ban cho cách tươi tốt, dư dật, dồi dào mà chúng ta không xứng đáng có. Cái chết cho phép tôi thưởng thức những điều tôi đang có, hơn là những gì tôi muốn có.

Đồ ăn, thức uống, tình yêu và tình dục, công việc và vẻ đẹp – những điều này trở nên thú vị hơn khi chúng ta vẽ chúng vào cuộc sống chúng ta, nhận biết một ngày nào đó chúng sẽ vụt qua.

Hãy mở đôi tay bạn ra

Một trăm năm nữa, gần như chắc chắn rằng hầu như không ai nhớ bạn đã từng sống. Hãy suy nghĩ về điều đó. Nếu đó là sự thật, thì đây là bức chân dung của Ecclesiastes/Truyền-đạo về một cuộc sống tốt đẹp: khui một cái chai nước ngon và mở rộng cửa nhà bạn. Chia sẻ những gì bạn sở hữu. Cho đi những gì bạn có. Nhớ đến Đấng tạo dựng bạn. Tận hưởng tình yêu của những người thân yêu. Kính sợ Chúa. Yêu thích luật pháp của Ngài. Trân quý Phúc Âm Ngài!

Tất cả những điều này là món quà tuyệt vời của Đức Chúa Trời. Và điều kỳ lạ nữa đó chính là cái chết, là sự chết, bạn có thể mở rộng đôi tay để nhận lấy chúng!

Diệu Trang dịch

(Nguồn: desiringgod)

Bạn đã tin nhận Chúa Jesus chưa? Bạn muốn tìm hiểu về Chúa? Vui lòng bấm vào đây hoặc để lại tin nhắn (trong bình luận, inbox Fanpage) hay liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email [email protected].

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *