Sự Tăng Trưởng Thuộc Linh Là Như Thế Nào?

Oneway.vn: Mọi vật sống đều có sự tăng trưởng. Đối với loài người, chúng ta nhìn thấy em bé học cách bò, đi, nói. Chúng ta lớn lên từ chỗ hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ của mình cho đến lúc trở thành cha mẹ cho con cái chúng ta sau nầy. Quá trình trưởng thành là một hành trình hướng tới sự tự lập.

Hành trình thuộc linh của chúng ta lại diễn ra theo hướng ngược lại. Chúng ta bắt đầu từ chỗ nổi loạn nghịch lại với Chúa, với suy nghĩ hoàn toàn độc lập khỏi Đức Chúa Trời.

Sự trưởng thành thuộc linh là một quá trình học cách hoàn toàn phụ thuộc vào Đức Chúa Trời và nương dựa nơi Ngài hơn là cậy mình. Khi chúng ta lớn lên và trưởng thành trong mối liên hệ với Ngài, chúng ta nhận biết mình cần Ngài dường nào.

Nhưng so với những gì chúng ta nghe được về sự tăng trưởng thuộc linh, thông thường mọi thứ có vẻ rất khó hiểu so với thực tế.

Dễ dàng thấy, các Hội thánh và nhiều mục vụ đều tập chú vào việc có nhiều người vào trong Hội thánh, đẩy họ đến với sự cầu nguyện và kiểm tra những điều liên quan đến “Cơ Đốc nhân”. Nhưng sau đó, quá trình chăm sóc thuộc linh lại không được tiến hành. Người mới tin Chúa đến với Hội Thánh có thể xưng mình là Cơ Đốc nhân, nhưng họ không hề hiểu được ý nghĩa của lời xưng nhận đó mỗi ngày. Theo Chúa Giê-xu không chỉ là một quyết định nhất thời. Đó là một quá trình tăng trưởng mỗi ngày.

Sự Tăng Trưởng Thuộc Linh Là Như Thế Nào?

Sự tăng trưởng là một vấn đề bắt buộc với Kinh Thánh. Kinh Thánh không mong rằng chúng ta cùng hưởng tuổi già với nhau, nhưng mà phải tăng trưởng cùng với nhau. Sách Hê-bơ-rơ đưa ra một lời khuyên dạy rất mạnh mẽ:

Về sự đó, chúng ta có nhiều điều nên nói, và khó cắt nghĩa, vì anh em đã trở nên chậm hiểu. Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc. Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình; vì còn là thơ ấu (Hê-bơ-rơ 5:11-13).

Vậy thì, sự tăng trưởng thuộc linh là như thế nào trong đời sống Cơ Đốc nhân?

Bạn Biết Nhiều Hơn Về Đức Chúa Trời

Khi bạn yêu một điều nào đó, bạn muốn biết về điều đó nhiều hơn. Hãy tưởng tượng thử nếu kết hôn mà không biết gì về người phối ngẫu của mình thử xem. Đó không chỉ là sự khờ dại về vấn đề hạnh phúc gia đình, mà còn là một biểu hiện của sự thiếu tình yêu thương. Khi chúng ta không biết Chúa Giê-xu, không biết Phúc Âm của Ngài, không tăng trưởng trong Ngài, đó là biểu hiện của tình trạng không có lòng yêu mến Chúa hay thiếu sự trưởng thành.

Bạn Đang Đi Sâu Hơn Vào Khía Cạnh Thần Học

Giống như chế độ ăn uống của một đứa bé thay đổi khi nó trưởng thành hơn, thì Cơ Đốc nhân cũng như vậy. Tôi mượn thí dụ chúng ta thường thấy trong I Phi-e-rơ 2, chúng ta bắt đầu bằng việc “uống sữa” là những lẽ thật căn bản về Đức Chúa Trời và công tác của Ngài, nhưng chúng ta cần phải tăng trưởng hơn nữa. Cao hơn những điều căn bản đó, thì bất cứ ai là Cơ Đốc nhân cũng đều có thể “ngẫm nghĩ” về những khái niệm sâu xa hơn. Cần phải xây dựng nền tảng để niềm tin chúng ta được lớn lên.

Bạn Không Phải Chờ Người Khác Cho Mình Thức Ăn

Rất nhiều Cơ Đốc nhân vẫn còn muốn mục sư hay lãnh đạo mớm thức ăn cho họ – nói cho họ biết phải nghĩ gì, đọc gì, và nhiều điều khác. Bấy nhiêu vẫn chưa đủ cho sự tăng trưởng đời sống Cơ Đốc. Bạn cần phải tìm kiếm một Hội Thánh có nền thần học vững chắc và những bài giảng đặt trọng tâm vào Đức Chúa Trời để thách thức bạn. Nhưng bất kỳ ai là Cơ Đốc nhân hơn một năm phải – ít nhất là một phần nào đó – biết tự nuôi nấng mình.

Bạn Đang Học Và Giảng Dạy

Hãy để ý cách Kinh Thánh mong đợi, đó là, vào đúng thời điểm, hết thảy Cơ Đốc nhân phải trở thành những người biết dạy dỗ: “Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ” (II Phi-e-rơ 3:18). Không nhất thiết tất cả chúng ta phải xuất hiện trên sân khấu và giảng dạy trước cả Hội Thánh, nhưng hễ là Cơ Đốc nhân lâu năm thì không nên chỉ dừng lại ở tình trạng hiểu biết Lời Chúa mà thôi, chúng ta cần phải dạy dỗ người khác nữa.

Dạy dỗ Phúc Âm là điều Kinh Thánh mong muốn nơi hết thảy Cơ Đốc nhân. Tất nhiên, không phải ai cũng có ơn dạy dỗ, nhưng khả năng truyền dạy, chia sẻ và giúp đỡ người khác gia tăng theo mức độ vi mô là dành cho hết thảy chúng ta.

Bạn Đang Tăng Trưởng Trong Ân Điển

Phi-e-rơ cho biết chúng ta cần phải tấn tới trong ân điển, Ấy là để san sẻ tấm lòng của Đức Chúa Trời. Đối với những người làm sai trái với chúng ta, thái độ cần thiết không phải giận dữ hay cay đắng mà là tha thứ và ân điển. Ngay cả khi họ không xứng đáng có được điều đó. Bởi vì đó mới là ân điển.

Bạn Thấy Mình Muốn Vâng Lời Chúa Hơn

Trong Giăng 14:15, Chúa Giê-xu phán rằng: “Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta”. Một trong những mong đợi tự nhiên của một Cơ Đốc nhân trưởng thành là sự trung tín và vâng lời đối với mạng lệnh của Chúa. Không phải làm vì bổn phận, mà là vì tình yêu của chúng ta đối với Ngài. Sự vâng lời của chúng ta là kết quả của những gì Chúa Giê-xu đã làm cho chúng ta và là tình yêu của chúng ta đối với Ngài.

Bạn Đang Trở Nên Bậc Thành Nhân

Sứ đồ Phao-lô, trong Cô-lô-se 1:10, nói về việc sanh bông trái. Trong Ga-la-ti 5:22-23, ông đưa ra những bông trái Thánh Linh: yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ. Một trong những cách tốt nhất để đo lường sự tăng trưởng là nhìn vào bông trái trong đời sống chúng ta. Chúng ta hết thảy đều khác nhau, vì thế chúng ta sẽ luôn nhìn thấy những bông trái như trên trong sự tăng trưởng một cách tự nhiên hơn người khác. Sự vui mừng có thể xảy ra với bạn một cách dễ dàng và cũng có thể là điều khó khăn nhất đối với một ai đó là bạn bè của bạn. Vấn đề là: Tất cả bông trái nầy phải thực hữu không chỉ trong mức đánh giá của riêng chúng ta. Khách quan mà nói, người ngoài cần phải quan sát thấy những bông trái Thánh Linh tăng trưởng trong đời sống chúng ta. Nếu người khác không nhìn thấy bằng chứng rõ ràng của sự kết quả trong chúng ta, thì có lẽ những bông trái không đang tăng trưởng như cách chúng ta nghĩ đâu.

Bạn Ít Nghĩ Về Mình Mà Nghĩ Đến Sự Hiệp Một Hơn

Trong Ê-phê-sô 4:13-15, Phao-lô lưu ý về sự hiệp một trong đức tin và sự hiểu biết Đức Chúa Giê-xu Christ là thước đo cho sự trưởng thành trong Đấng Christ. Việc có những sự khác nhau trộn lẫn trong các Hội Thánh không phải là sai, nhưng mức độ mà các tín hữu mong muốn hay thậm chí là nỗ lực để thay đổi một Hội Thánh dựa trên việc ưu tiên quyền lợi cá nhân thường gây ra sự thiếu hiệp một.

Bạn Sẵn Sàng Nói Ra Lẽ Thật Trong Tình Yêu Thương

Trong Ê-phê-sô 4:15-16, Phao-lô khuyên hãy nói ra lẽ chân thật trong tình yêu thương và tăng trưởng ở trong Đấng Christ – đó là yếu tố làm cho cả thân thể tăng trưởng trong tình yêu thương. Điều nầy đập ngay vào cặp mắt văn hoá không muốn bị xúc phạm của chúng ta. Dầu vậy, đó vẫn là lẽ thật của Đức Chúa Trời. Nhưng cũng không có nghĩa là thô lỗ với người khác khi có sự bất đồng. Khi bạn tăng trưởng đời sống thuộc linh, bạn sẽ học được cách từ chối những đề tài khó chịu, nhưng biết cách nói vào trong đời sống của các tín hữu khác – trong sự khiêm nhường và ân điển.

Bạn Được Gắn Kết Trong Cộng Đồng

Trước giả Hê-bơ-rơ khích lệ chúng ta tiếp tục gặp gỡ nhau. Trong một nền văn hoá liên tục phát triển về phía trước từ việc dự phần trong sự thờ phượng của Hội Thánh, Kinh Thánh dạy rằng những Cơ Đốc nhân trưởng thành đang tăng trưởng sẽ tiếp tục gặp gỡ nhau cách kiên định. Chúng ta được tạo nên để sống trong cộng đồng.

Thật dễ khi coi mình là Cơ Đốc nhân. Thật dễ để yên vị ở vị trí hiện tại của mình. Sự tăng trưởng cần phải có việc làm. Chúng ta cần phải có sự chủ động.

Phúc Âm giống như tập thể dục: chúng ta càng tập luyện, đời sống của chúng ta càng được uốn nắn. Nếu chúng ta chỉ dự phần một tuần một lần, thì sẽ mất rất lâu mới nhìn thấy được kết quả. Tình yêu của chúng ta dành cho Chúa Giê-xu phải thúc đẩy chúng ta tấn tới trong sự hiểu biết Ngài, hầu cho chúng ta có thể trở nên giống Ngài hơn.

Dịch: Thiên Ân.

Nguồn: Relevant Magazine.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *