5 tính xấu giết chết tăng trưởng thuộc linh

Oneway.vn – Điều gì làm đức tin bạn cằn cỗi, xa cách Chúa?

1. Nóng giận

Một anh chàng mất bình tĩnh với vợ và làm những điều khiến anh vô cùng hối hận. Tức giận luôn là vấn đề khi chúng ta mất bình tĩnh. Tôi không nói đến sự phẫn nộ chính đáng, ví dụ khi thấy trẻ bị ngược đãi, bỏ rơi hay nạn phá thai, cướp bóc… thì tức giận là đương nhiên.

Mất bình tĩnh là khi từ ngữ ngớ ngẩn “bay” ra từ môi miệng bạn trong những hoàn cảnh không đáng: ai đó chen ngang khi bạn đang chờ đến lượt. Bạn không bao giờ có thể thu hồi lại những từ đã nói, và để thu dọn thiệt hại gây ra khi nóng giận, bạn phải mất gấp 10 lần thời gian phát ra cơn giận đó.

James viết: “Cơn giận của người ta không làm nên sự công bình của Đức Chúa Trời“, vì vậy chúng ta nên “bỏ đi mọi điều ô uế, và mọi điều gian ác còn lại” (James/Gia-cơ 1:20-21). Nóng giận phá huỷ sự tăng trưởng thuộc linh, vì bạn luôn phải kiểm soát thiệt hại bằng cách cố gắng xin lỗi, ăn năn, nó phá hủy lời chứng Cơ Đốc của của bạn.

2. “Bỏ sự nhóm lại”

Tôi biết một cặp vợ chồng gặp vấn đề với Hội Thánh. Họ không thường xuyên đi nhà thờ. Nếu có 5 ngày Chúa Nhật, họ sẽ vắng 2 ngày, sau đó là 3 ngày. Một thời gian sau, họ hoàn toàn bỏ nhóm. Người đàn ông bắt đầu uống rượu và bị cuốn vào những nội dung khiêu dâm. Vợ ông sắp bỏ ông, và ông liên lạc với tôi để được tư vấn. Điều mà ông và vợ đã làm là “bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm” (Hebrews/ Hê-bơ-rơ 10:25), và họ đã bỏ lỡ sự khích lệ lẫn nhau trong Hội Thánh (Hebrews/ Hê-bơ-rơ 10:26).

Bỏ việc nhóm lại nghĩa là không ở trong thân thể Đấng Christ, đánh mất niềm vui thờ phượng Chúa. Họ bỏ lỡ mối thông công của anh em trong Chúa và vụt mất cơ hội được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa. Họ “chết đói” vì thiếu Bánh hằng sống, thuộc linh cằn cỗi. Đó là nguyên nhân khiến họ ly dị.

3. Không đọc Kinh Thánh và cầu nguyện

Cầu nguyện là nhịp đập tâm linh của tín hữu. Nhịp độ chậm chạp hoặc giảm đi, đó là sự suy giảm thuộc linh, sự liên kết giữa họ với Đức Chúa Trời cũng bị ảnh hưởng. Không đọc Kinh Thánh thường xuyên cũng giết chết sự tăng trưởng thuộc linh. Nhiều người đang phải vật lộn với đức tin: họ nghi ngờ sự cứu rỗi, sau đó là ngừng đọc Kinh Thánh. Càng ít cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, càng có nhiều thói quen không tốt. Đọc Kinh Thánh làm giảm bớt nghi ngờ, tương tự với sự cầu nguyện.

4. Không công chính

Nếu không công chính, chúng ta đang làm buồn Đức Thánh Linh và dập tắc công việc của Ngài trong chúng ta. Một số tín hữu đang gian lận thuế. Romans/Rôma 13:7 chép “trả cho mọi người điều mình đã mắc: nộp thuế cho kẻ mình phải nộp thuế; đóng góp cho kẻ mình phải đóng góp; sợ kẻ mình đáng sợ; kính kẻ mình đáng kính”.

Không công chính giết chết tăng trưởng thuộc linh. Bạn không thể đọc Kinh Thánh khi Kinh Thánh kết án sự thiếu công chính, Kinh thánh làm bạn khó chịu. Không công chính không chỉ giết chết sự tăng trưởng thuộc linh, nó còn cướp đi niềm vui cứu rỗi.

5. Ích kỷ

Sứ đồ John/Giăng viết: “Nếu ai có của cải đời nầy, thấy anh em mình đương cùng túng mà chặt dạ, thì lòng yêu mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được?” (I John/I Giăng 3:17). Đó là câu hỏi rất hay. Có người dâng hiến cho Hội Thánh, ông nói: “Tôi đã cho Hội Thánh 1.500 đô, tôi nghĩ Hội Thánh nên…”. Dù ông ấy hào phóng, nhưng ông vì lợi ích cá nhân, ông muốn kiểm soát Hội Thánh.

Nhiều người ít dành thời gian, công sức và tiền bạc cho Chúa, cho anh em. Nhưng khi gặp vấn đề, họ hỏi: “Chúa ở đâu? Bạn bè tôi đâu?”. Vậy, bạn đã ở đâu khi người lân cận cần giúp đỡ nhưng bạn không sẵn lòng? Đức Chúa Trời là Đấng ban cho rời rộng, và tôi nghĩ tất cả chúng ta cũng nên hào phóng hơn.

Hãy đo nhiệt độ thuộc linh bạn và tự hỏi: Tính khí của tôi đang cai trị tôi, hay tôi đang kiểm soát tính khí mình? Cuộc sống cầu nguyện và đọc Kinh Thánh của tôi có giảm sút không?

Nguyện Đức Chúa Trời ban phước cho bạn nhiều hơn.

Tác giả: Mục sư Jack Wellman; Diệu Trang dịch

(Nguồn: faithinthenews.com)

* Mọi thông tin phản hồi hay câu chuyện thực của chính bạn, của người thân, của tín hữu trong Hội Thánh làm chứng hoặc những người xung quanh mà bạn biết rõ; vui lòng gửi về: [email protected]. Chúng tôi luôn trân trọng tất cả những chia sẻ, những ý kiến đóng góp và bài vở của Quý vị!

Ban Biên Tập

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *