Bảy Cách Để Đưa Ra Lời Phê Bình Gây Dựng

Oneway.vn – Có những thời điểm mà một người nào đó cần đưa ra lời phê bình gây dựng. Thực sự, những người lãnh đạo tài giỏi nhất và các tổ chức lớn mạnh nhất trở nên tốt hơn bằng cách tiếp nhận, xử lý và đáp ứng với sự phê bình. Không ai ngoại lệ thích lời phê bình, nhưng khi nó được đưa ra một cách thích đáng thì nó có thể thật sự cải thiện cuộc sống mọi người – đó là vì sao chúng ta gọi là gây dựng.

1.23.CC.HOME_.ConstructiveCriticism

Bạn thấy được những điều người khác không thấy. Bạn có những kinh nghiệm người khác không có. Là một người lãnh đạo, cá nhân tôi xem trọng lời phê bình có ích lợi, ngay cả khi lúc đầu nó khó nghe.

Nếu bạn thường gặp lúc khó khăn quyết định xem khi nào lời phê bình là gây dựng và khi nào nó chỉ đơn giản là ích kỷ, hãy đọc BÀI VIẾT NÀY.

Vấn đề là lời phê bình thường cần được nghe. Làm việc với hàng chục lãnh đạo mỗi năm, tôi có thể kiểm chứng nhiều lời phê bình được tiếp nhận không bao giờ được xem xét một cách nghiêm túc như đáng phải có.

Tất cả chúng ta biết rằng có những lúc ai đó phê bình chỉ đơn giản để “xả hơi”. Họ tức giận và muốn bộc lộ sự khó chịu của mình. Vài người chỉ quan tâm đến lời chỉ trích của họ. Vài người muốn phê bình chỉ vì ích kỷ – cho rằng mình không phàn nàn ai cả. Theo kinh nghiệm của tôi, khi một trong các trường hợp này xảy ra, sự phê bình nhận được hiếm khi được các lãnh đạo xem là ích lợi hoặc giá trị.

Làm thế nào để giữ lời phê bình ích lợi – gây dựng khỏi bị gạt đi vì nghĩ rằng nó không ích lợi?

Đó chính là điều bài viết này nói về. Bạn có thể có lời khuyên tốt nhất cho ai đó, nhưng nếu nó được bày tỏ một cách kém cỏi, nó gần như không được nghe thấy.

Đây là bảy cách để đưa ra lời phê bình gây dựng thật sự được nghe:

Phát hiện và khen ngợi việc tốt

Mẹ tôi thường nói: “Bạn sẽ bắt được nhiều ruồi với mật ong hơn là với giấm”. Hãy chắc chắn rằng bạn tiếp cận bức tranh lớn hơn khi bạn đưa ra lời phê bình. Hầu như mọi lúc bạn thường phê bình điều nhỏ nhặt trong một kế hoạch tổng quát của tổ chức, vì thế hãy nghĩ đến những điều tốt đang xảy ra hoặc đã diễn ra trong tổ chức. Hãy nghĩ đến những phẩm chất tốt đẹp của người lãnh đạo. Hãy bắt đầu từ đó. Trước tiên hãy khen ngợi. Thậm chí vài người khuyên “tiếp cận nhiều bước”. Bạn bắt đầu với lời khen và kết thúc với lời khen cùng một ít lời phê bình ở giữa. Tôi đã viết nhiều hơn về phương pháp tiếp cận này Ở ĐÂY.

Hãy cụ thể, rõ ràng

Nếu bạn đang phê bình, ít nhất hãy chắc chắn rằng người nhận biết chính xác về điều bạn đang nói. Phỏng đoán hầu như luôn luôn gây hiểu lầm. Đừng gợi ý về vấn đề của bạn hoặc khiến nó mơ hồ. Sự gây hấn thụ động mà tôi thường xuyên thấy trong hội thánh nhìn chung gây ra nhiều tổn hại hơn là đem đến ích lợi.

Đưa ra những gợi ý để cải thiện

Nếu bạn nghĩ rằng có cách tốt hơn, hãy chia sẻ điều đó. Nếu bạn chưa nghĩ ra cách nào để cải thiện phương diện phê bình của mình, hãy dành vài thời gian suy nghĩ về nó trước khi bạn phê bình. Khi bạn suy nghĩ, hãy nghĩ về điều đó từ quan điểm của tầm nhìn tổ chức hoặc tầm nhìn cá nhân của người lãnh đạo. Chấp nhận lời phê bình sẽ khó khăn đối với người lãnh đạo khi nó không phù hợp với khải tượng anh ấy hoặc cô ấy cảm thấy được kêu gọi để đạt được. Dĩ nhiên bạn không phải là một “người đồng ý” – chấp nhận mọi điều lãnh đạo thực hiện – nhưng, nếu bạn bị cho là chống đối mọi việc hoặc chống đối người lãnh đạo, sẽ khó khăn hơn để tiếp nhận điều bạn phê bình là “ích lợi”.

Chọn lựa từ ngữ cẩn thận

Lòng tốt sẽ giữ dài lâu. Nếu người mà bạn đưa ra lời phê bình cảm thấy bạn không thích họ hoặc không ủng hộ họ, họ không thích nghe điều bạn cần phải nói. Hãy cứ đối xử tốt. Đó là chuẩn mực tốt cho mọi lúc, nhưng sẽ trở thành một bước chiến lược khi cố gắng đưa ra lời phê bình gây dựng. Cũng vậy, đừng chỉ trích người khác hoặc đưa ra lời phê bình cá nhân. Lời phê bình hầu như luôn bị khước từ nếu người nhận nó cảm thấy họ (hoặc nhóm họ lãnh đạo) bị tấn công. Hãy ít nói về ai đó và nói nhiều hơn về sự việc.

Có quyền được ban cho

Thật khó để nhận sự phê bình một cách gây dựng từ những người không thật sự quan tâm đến tầm nhìn tổng quát. Chẳng hạn, nếu bạn nói với tôi rằng bạn sẽ “không bao giờ tham gia một hội thánh như nơi mà tôi đã làm mục sư hàng năm qua”, tôi ít có khả năng xem trọng lời phê bình của bạn về âm nhạc chúng tôi hát. (Và, điều đó đã xảy ra – hơn một lần). Nếu điều hiển nhiên là bạn thích tầm nhìn đó, bạn sẽ được mời gọi để phê bình những phương pháp mà mọi người đang cố gắng đạt được.

Đủ khiêm nhường để thừa nhận bạn có thể sai lầm

Bạn có thể sai, đúng không? Nếu đó không phải là một nguyên tắc kinh thánh được nói đến rõ ràng, thì nó cần phải được giải nghĩa. Cách giải thích của bạn có thể đúng hoặc nó có thể sai. Việc sẵn sàng thừa nhận sự thật này sẽ hướng đến việc lời phê bình của bạn được cân nhắc hoặc xem trọng.

Hãy kiểm tra sự ưu tiên cá nhân

Hãy xem xét tấm lòng mình về việc vì sao bạn đưa ra lời phê bình đầu tiên. Trước khi phê bình, hãy tự hỏi liệu bạn đang thật sự đưa ra lời phê bình vì ích lợi cho mọi người hay chỉ đơn giản vì sở thích cá nhân. Dù là cách nào cũng không thành vấn đề, nhưng hãy đủ chân thành với bản thân và người khác để thừa nhận điều đó. Thực sự, nếu bạn thực hiện sự kiểm tra này một cách đúng đắn, một số lời phê bình bạn nghĩ sẽ đưa ra thì sau cùng bạn có thể quyết định không cần phải nói ra. Bạn càng ít bị cho là người đưa ra lời phê bình ích lợi cho mình, thì lời phê bình của bạn sẽ càng được tiếp nhận tốt hơn.

Bạn có muốn lời phê bình gây dựng được lắng nghe? Đây là vài gợi ý đơn giản hy vọng có thể giúp ích được cho bạn.

Tôi đã viết vô số bài về sự phê bình. Hai bài phổ biến hơn là 5 cách hay để đáp ứng với lời phê bình và 5 cách không tốt khi đáp ứng lời phê bình.

Annie Phan

Theo churchleaders

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *