Cơn khát thật

Oneway.vn – Khi không khát, bạn xem nước chỉ như thứ “nên có”. Nhưng khi cơn khát đến, nước trở thành “ý nghĩa cuộc đời”, bạn sẽ tìm kiếm, trông chờ nguồn nước mát. Càng khát, việc tìm kiếm nước càng trở nên nghiêm túc…

Coca – loại thức uống khá hấp dẫn, bạn có thể thèm nếu khát ít. Nhưng khi khát khô cả cổ, bạn không muốn coca nữa. Thực tế khi cơn khát cháy bỏng, bạn càng ít ham muốn các chất lỏng khác. Bạn chỉ muốn một thứ làm thỏa cơn khát: nước lọc.

Chúng ta chỉ kinh nghiệm sự “đã khát” khi thực sự cần nước. Tương tự, chúng ta chỉ kinh nghiệm được sự thỏa lòng trong Chúa khi nhu cầu thực sự của chúng ta là Ngài.

Sốt sắng tìm kiếm Chúa

Lê bước qua vùng hoang mạc Judean khô cằn, chạy trốn khỏi kế hoạch ám sát, David tuôn đổ sự khao khát trước mặt Chúa: “Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa là Đức Chúa Trời tôi, vừa sáng tôi tìm cầu Chúa; trong một đất khô khan, cực nhọc, chẳng nước. Linh hồn tôi khát khao Chúa, thân thể tôi mong mỏi về Chúa” (Psalm/Thi thiên 63:1).

Điều gì khiến David thành tâm tìm kiếm Chúa? Khát khao Đức Chúa Trời. Và điều gì làm ông khát? Không có nước – ông thiếu kinh nghiệm Chúa.

Điều này rất quan trọng với hiểu biết của chúng ta về đường lối Chúa và lý do Ngài cho phép chúng ta trải nghiệm thời kỳ khô cằn, đen tối: chúng ta thiếu kinh nghiệm về những gì thật sự cần. “Nơi khô cằn” dạy chúng ta 2 điều: điều muốn nhất và điều cần tìm kiếm nhất. Chúng ta phải trả giá để nhận ra 2 điều đó, bởi vì thời kỳ đen tối, khô cằn làm chúng ta không cần điều gì khác ngoài “nguồn nước” – thứ duy nhất làm dịu linh hồn chúng ta. David nói: “Đặng xem sự quyền năng và sự vinh hiển của Chúa, như tôi đã nhìn xem Chúa tại trong nơi thánh” (Psalm/Thi thiên 63:2).

Sự khao khát của David thúc đẩy ông tìm kiếm sự thỏa mãn trong Chúa.

Bệnh của tất cả các bệnh

Nhưng không phải lúc nào David cũng cảm thấy như vậy. Khi ông ở đỉnh cao thành công, khi ông giàu sang, ngôi vị và an toàn trong triều đại của mình, linh hồn ông mất đi sự khao khát Chúa. Và chuyện gì đã xảy ra? Bathsheba/Bát-sê-ba trở thành “thức uống” hấp dẫn. Ông đã làm điều mà không bao giờ ông làm khi còn lang thang trong hoang mạc, thiếu nước: uống từ “bể chứa tình dục đồi bại”.

Thật trớ trêu, đáng buồn cho tấm lòng sa ngã: chính sự đầy đủ, dư dật khiến lòng khao khát Chúa bị nghẹt ngòi. Khi chúng ta không khao khát Đức Chúa Trời, chúng ta đau khổ với bệnh tật thuộc linh – căn bệnh nghiêm trọng. Nhà soạn Thánh Ca, Frederick William Faber, miêu tả: “Không khao khát Chúa là bệnh của tất cả các bệnh. Ngàn người vượt qua những con đường tối tăm. Niềm an ủi, sự sống đời đời được định trước. Là niềm vui của sự khao khát Đức Chúa Trời (“Khát vọng Chúa”).

Faber có nói quá không? Không, vì Chúa vinh hiển nhất trong chúng ta khi chúng ta thỏa lòng trong Ngài. Và chúng ta chỉ thỏa mãn nhất trong Chúa khi Ngài là điều chúng ta mong muốn nhất.

Tốt hơn mạng sống

Nên rèn luyện sự khao khát Chúa – để kỷ luật thuộc linh làm bùng cháy ngọn lửa khao khát Ngài. Tuy nhiên, sự rèn luyện không thể thay thế lòng khao khát thật.

Không có hành động đức tin lớn, không có ân tứ thiêng liêng lớn, không có hy sinh lớn lao nào có thể thay thế cho tình yêu thương (I Corinthians/ I Côrinhtô 13:1-3). Không hành vi thờ phượng nào có thể thay thế sự khao khát Chúa từ tấm lòng.

Khi David khao khát Đức Chúa Trời, sốt sắng tìm kiếm Ngài, nhìn vào sức mạnh và vinh quang Ngài, ông nói: “Vì sự nhơn từ Chúa tốt hơn mạng sống; môi tôi sẽ ngợi khen Chúa. Như vậy, tôi sẽ chúc phước Chúa trọn đời tôi; nhơn danh Chúa tôi sẽ giơ tay lên” (Psalm/Thi-thiên 63:3-4)

Đừng thỏa lòng cho đến khi nếm trải được điều đó. Không hài lòng với bất cứ niềm tin thần học nào dạy rằng chỉ cần khao khát Chúa. Không được hài lòng với mong muốn đơn thuần “khao khát Chúa là đủ”. Vì mục đích của Chúa và của bạn, đừng chỉ chứng tỏ cho người khác thấy bạn là người “khao khát Chúa”. Đừng hài lòng cho đến khi bạn nếm thử và thấy Chúa là tốt lành – để bạn nhận ra rằng Ngài không chỉ là điều tốt nhất trong cuộc đời này, mà còn hơn cả mạng sống bạn (Psalm/Thi-thiên 34:8).

Chúng ta chỉ cảm nhận được sự tốt lành của Chúa khi chúng ta thật sự khao khát Ngài. Chúng ta sẽ không nghĩ nhiều về Chúa nếu chúng ta không khát khao Ngài. Khi linh hồn chúng ta “khô hạn Đức Chúa Trời”, chúng ta sẽ cảm thấy ngất đi trừ khi được “uống nước Chúa”, khi đó chúng ta sẽ tìm kiếm Ngài một cách nghiêm túc. Mong muốn mạnh mẽ sẽ cắt giảm ngàn sự xáo trộn, và chúng ta sẽ tập trung như không còn điều gì chen giữa.

Hãy cầu xin Đức Chúa Trời để ơn Ngài đến những nơi khô cằn.

Tác giả: Jon Bloom; Diệu Trang dịch

(Nguồn: desiringgod.com)

* Jon Bloom – chủ tịch hội đồng quản trị và đồng sáng lập trang Desiring God; tác giả 3 quyển: Not by Sight, Things Not Seen, và Don’t Follow Your Heart.

* Mọi thông tin phản hồi hay câu chuyện thực của chính bạn, của người thân, của tín hữu trong Hội Thánh làm chứng hoặc những người xung quanh mà bạn biết rõ; vui lòng gửi về: [email protected]. Chúng tôi luôn trân trọng tất cả những chia sẻ, những ý kiến đóng góp và bài vở của Quý vị!

Ban Biên Tập

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *