Nỗi đau của bạn không phải là sự trừng phạt

Oneway.vn – Mỗi ngày, căn bệnh ăn mòn vẻ đẹp trẻ trung của cô bé. Mỗi phút, mẹ cô đứng bên cạnh giường và yêu thương cô bé.

Bệnh nhân của tôi là một bé gái vị thành niên, và khi bệnh vàng da khiến gương mặt cô bé tái đi, mẹ cô đã cố gắng sử dụng kem dưỡng da để xoa nhẹ da của đứa con gái yêu quý mình.  Khi  nhìn vào mắt của cô bé trông như vô hồn và đỏ ngầu trông thật là đáng thương. Vì rất yêu quý cô bé nên mẹ cô bé đã mua tất cả những đồ chơi mà cô yêu thích nhất, dán bức ảnh mà cô yêu thích nhất lên khắp các bức tường trong phòng cô.

Mẹ cô bé đang cố gắng làm mới lại tâm trí và suy nghĩ của cô bé bằng những bài hát yêu thích tràn ngập trong căn phòng, cùng với những khoảnh khắc sống động với bờ biển và tiếng cười vui nhộn để làm cho con gái mình quên đi cái cảm giác đơn độc.

Nhưng một ngày cháu gái qua đời, mẹ cô nằm trên giường bệnh viện với cô bé. Cô choàng tay qua cô bé, âu yếm và giữ chặt, bao bọc con mình trong hơi ấm như trẻ sơ sinh.  Với những dòng lệ, cô ôm chặt đứa con, cầu nguyện và tin rằng cháu sẽ không bị làm sao.  Khi chứng kiến một trái tim bị tổn thương, chúng tôi từ bỏ mọi vẻ chuyên nghiệp của mình. Tất cả chúng tôi – các y tá, bác sĩ, bác sĩ vật lý trị liệu – khóc với cô ấy.

Đức Chúa Trời đang làm gì?

Nhiều năm sau, tôi vẫn thấy nhói đau khi nhớ lại tình yêu sâu rộng của người mẹ này và nỗi đau buồn của bà. Nhưng giữa sự mỏng manh đó, một ký ức khác ám ảnh tôi.

Một ngày trước, khi bệnh nhân của tôi qua đời, mẹ cô bé gục đầu vào một chiếc ghế trong phòng bệnh và giữ đầu trong tay mình.  Mắt cô nhìn xuống đất. Cô biết con mình sắp chết.  Lòng can cảm của cô không còn nữa.

Tôi đặt tay lên vai cô. Sau một hồi im lặng, cô nói. “Tôi luôn cầu nguyện xin Chúa gìn giữ trái tim tôi, để nó không tan vỡ,” cô thì thầm. Giọng cô run lên. “Nhưng tôi thậm chí không biết Ngài còn lắng nghe tôi nữa không?  Gia đình tôi nói điều này xảy đến với con bé vì tôi ngừng đi nhà thờ. Họ nói Chúa đang trừng phạt tôi. “

Cô ngước mắt lên và nói: “Nếu tất cả chuyện này là lỗi của tôi thì sao?”

Khi tôi nhớ đến nỗi sầu khổ của cô, tôi đấu tranh với cơn giận dữ của chính mình. Một sự tức giận với bất cứ ai là người đánh mất chính tâm hồn mình.  Tôi cũng đã rất hối hận vì đã không làm được gì cho cô.  Lúc đó tôi giống như vô tri, và như vậy, mặc dù tôi ôm cô ấy và chia sẻ nỗi đau của cô, nhưng không thể cho cô lời an ủi nào. Nếu có thể quay trở lại thời điểm đó, tôi sẽ cầu nguyện Đức Thánh Linh bày tỏ cho cô ấy sự quý báu của cô.  Tôi sẽ vòng tay qua và cầu nguyện cho cô  để cô nhận biết rằng Chúa không phải là vị thần tàn nhẫn, mà là Đấng có lòng thương xót vô biên, sự tể trị và ân điển ngoài sức tưởng tượng.

Khi làm tê liệt quyết tâm của người phụ nữ mong manh này, gia đình cô càng ngăn cản mối quan hệ vốn đã mong manh của cô với Chúa, và giảm sự đau khổ đối với một hệ thống thưởng-phạt quá đơn thuần. Họ phạm phải sai lầm tương tự như “những kẻ an ủi bực bội” của Gióp (Gióp 16: 2), những người trong 25 chương cho rằng Gióp phải chịu khổ nạn nặng nề là hình phạt của một tội ác lớn mà ông không chịu nhận. Họ giải thích duy lý rằng vì Chúa vừa tể trị vừa công bình, nên Ngài luôn trừng phạt kẻ ác và thưởng cho người công bình.  Họ cho rằng nếu bạn gặp tai họa là do bạn đã làm điều gì để đáng bị như vậy.

Chúa có đang trừng phạt tôi không?

Khi nhìn sơ qua, thần học nói về đại nạn có thể xuất hiện phù hợp để trừng phạt sự sa ngã (Sáng thế ký 3: 14-24), Nô-ê và nước lụt (Sáng thế ký 6: 5-7), và sự phá hủy thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ (Sáng thế ký 19:24 -25). Trong những câu chuyện như vậy, hình phạt cho sự đồi bại xảy đến một cách nhanh chóng và dữ dội. Sa-lô-môn dạy: “Phần thưởng của người công chính là sự sống, còn lợi tức của kẻ ác là sự trừng phạt..” (Châm ngôn 10:16).

Thật không may, những lập luận này bỏ qua vô số trường hợp trong Kinh Thánh khi Chúa dùng khổ nạn không phải để trừng phạt, mà là để đem lại điều tốt đẹp to lớn.  Khi các anh của Giô-sép ném ông xuống  giếng và bán ông làm nô lệ, Chúa đã đưa ông lên bên cạnh Pha-ra-ôn và cứu lấy dân mình. “Mặc dù các anh đã có ý hại tôi, nhưng Ðức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, để nhờ đó có thể bảo tồn mạng sống của nhiều người như Ngài đã làm ngày nay.  (Sáng thế ký 50:20).

Trước khi làm người mù được sáng mắt trở lại, Đấng Christ đã giải thích sự mù lòa của ông không phải là hình phạt của tội lỗi, mà là “để việc của Ðức Chúa Trời được thể hiện qua ông.” (Giăng 9: 1-3).   Đấng Christ hoãn chuyến đi thăm người bạn sắp chết La-xa-rơ, người Ngài yêu, để việc giúp ông ấy sống lại từ cõi chết làm vinh hiển danh Chúa (Giăng 11:1-4). Ngay cả trong trường hợp của Gióp, các chương đầu giới thiệu ông là người “không chỗ trách được” trong mắt Chúa, và tai họa xảy đến với ông không phải là sự trừng phạt, mà là một phần của kế hoạch thiên thượng để đánh bại kẻ thù (Gióp 1-2).

Điều bí ẩn của tình yêu Chúa

Những phân đoạn như thế này cho chúng ta biết rằng chúng ta không bao giờ được đoán biết ý định của Đức Chúa Trời cho một người ở trong sự đau khổ.  Chúa có quyền năng vô hạn để đem lại sự tốt lành ở giữa nỗi đau của chúng ta.  Không có định lý nào trong vinh quang của Ngài. Thập tự giá thể hiện qua những vệt sáng chói ân điển của và tình yêu ngập tràn của Chúa cho chúng ta, được trọn vẹn trong sự chết và sự sống lại của Con yêu dấu nhất của Ngài. Trong sự hy sinh tuyệt vời nhất thế gian được biết đến, Chúa đã mang nỗi thống khổ để cứu chúng ta.

Với sự bình an của Đấng Christ trong lòng chúng ta, chúng ta hãy yêu người lân cận  mình khi họ đau khổ. Chúng ta hãy thoát khỏi  sự tự công chính, và hướng tới lòng thương xót, như Chúa đã thương xót chúng ta (Thi Thiên 78: 37-39). Nguyện chúng ta luôn luôn vòng cánh tay mình qua người yếu mềm để ôm lấy họ như họ là con của mình. Khi họ run sợ, hãy để lời nói của chúng ta như một cây sự sống lớn lên khỏi bóng tối hoang vắng (Châm ngôn 15: 4), một nguồn suối chảy qua đất khô cằn.

Cộng tác viên

Nguồn: http://www.desiringgod.org/articles/christian-your-pain-is-never-punishment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *