Kinh Thánh sẽ có mặt trên kỹ thuật tạo ảnh ba chiều

Oneway.vn: Gần đây, Microsoft đã tiết lộ về Kính Ba Chiều, một loại máy làm tăng tính thực tại khiến bản văn và hình ảnh xuất hiện trong thế giới thực. Và cụ thể hơn, người dùng còn có thể cố định chúng vào các vị trí xác định trong không gian, như thể chúng là những vật thể có thực.

oneway.vn_53604

Trong bức ảnh này, người đàn ông vô cùng thích thú với chuyến đi tới Maui đến nỗi anh ta tưởng tượng về một kỳ nghỉ giống như trò chơi Sims trên máy tính vậy. Máy truyền hình, các nút “công thức”, mô phỏng về Maui, và danh sách những điều cần làm đều trở nên sinh động, bằng cách sử dụng thiết bị mà người đàn ông này đang đeo trên đầu Chỉ có anh ta mới thấy được Sims của mình có đang đi xuống biển hay chúng đang mạo hiểm nhảy xuống khỏi vách đá với độ cao bốn thước rưỡi.

Tại Hội Nghị BibleTech năm nay, tôi sẽ thảo luận về lý do tại sao ý tưởng “thư viện số” lại không hấp dẫn đối với một số người. Một khía cạnh trong phần thảo luận là nói về sự căng thẳng giữa những quyển sách in giấy và những cuốn sách điện tử, mỗi loại đều có mặt ích lợi và bất lợi. Kỹ thuật tạo ảnh holographic (tôi biết rằng, thứ nhất, chúng không phải là kỹ thuật tạo ảnh ba chiều, thứ hai, cái tôi muốn nói ở đây có thể vượt xa hơn những gì đã từng xuất hiện trong thiết bị đầu tiên) trình bày một cách vô cùng hấp dẫn để gắn kết thế giới số và vật lý trong việc nghiên cứu Kinh Thánh.

Với những ai ưa thích nghiên cứu từ quyển Kinh Thánh bằng giấy in, thì đối với họ các nguồn kỹ thuật số phục vụ như là phần nghiên cứu mở rộng, sử dụng song song Kinh Thánh và các bản chú giải cho thấy tính nổi bật trong loại hình nghiên cứu thực hành này. Việc dung hoà thế giới số và vật lý luôn là điều bất tiện cho những người như vậy, mặc dù máy tính đã làm vơi đi tính bất tiện đi nhiều rồi. Tuy nhiên, giới hạn chủ yếu của các tài liệu kỹ thuật số dành cho những người như vậy là yếu tố không gian; màn hình nhỏ (so sánh với kích thước bàn học) không cung ứng đủ chỗ để tìm kiếm rất nhiều tài liệu cùng một lúc, bắt buộc họ phải liên tục so sách giữa các tài liệu. Edward Tufte gọi hiện tượng nầy là “dồn nén theo thời gian” hơn là “rải rác liền kề theo không gian” tức là đang nói cái mới nên được ưa chuộng hơn.

Kỹ thuật tạo ảnh ba chiều lấy đi sự giới hạn về không gian bằng cách gia hạn diện tích làm việc đối với toàn bộ máy tính để bàn của bạn:

oneway.vn_53605

Trong bức ảnh này, chỉ có Kinh Thánh và bàn làm việc là tự nhiên theo vật lý. Còn bản văn nổi thì xuất hiện trên bàn, cung ứng đủ chỗ giúp cho việc nghiên cứu sâu mà bạn mong muốn. Còn đây là những gì tôi tưởng tượng khi bạn đeo kính lồi tạo ảnh kỹ thuật holographic: gõ vào Thi Thiên 27:1 trong bản Kinh Thánh bằng giấy in của bạn. Cặp kính tự động nhận diện điệu bộ, vẽ một cái khung xung quanh bản văn trong Kinh Thánh của bạn, và cung ứng đủ mọi tài liệu bổ trợ mà bạn đã lưu giữ việc tìm kiếm trước đây. Những hình ảnh minh hoạ đủ loại, chú giải đa dạng và những trợ giúp giải Kinh, và các bản đối chiếu. Các tài liệu kỹ thuật số xuất hiện trên bàn học có tính tương tác, cho phép bạn chạm vào và di chuyển giống như trên máy tính bảng. Nó là kiểu máy tính bảng mà không cần một máy tính bảng.

Tất nhiên, nếu bạn có nhiều tài liệu, thì không cần giới hạn tài liệu bổ trợ trên máy tính để bàn, vì có cả căn phòng sẵn sàng dành cho bạn:

Hình ảnh này giới hạn nội dung ở trên tường, nhưng phần giới thiệu về HoloLens của Microsoft cho thấy rằng nội dung có thể xuất hiện một cách đơn giản giống như các vật thể ba chiều ngay tại giữa căn phòng. Và trong khi tập chú vào những thông tin dày đặc ở đây, thì đằng kia có thể chứa đến hàng trăm thông tin khác. Bạn có muốn chỉ cần điều khiển một từ khoá tìm kiếm với hàng trăm kết quả xuất hiện không? Bạn có thể nhìn thấy tất cả cùng một lúc, xung quanh bạn, hơn là mở ra từng trang một phải không?

oneway.vn_53606

Hơn nữa, Holograms đem đến cho bạn cơ hội để kết hợp các tư liệu kỹ thuật và giấy viết theo nhiều cách thức mới lạ. Giả sử bạn đang suy gẫm Thi Thiên 27:1, như trên, rồi nhớ đến một điều gì đó mà bạn đã đọc lúc trước trong một quyển sách. Nếu bạn nhìn lên kệ sách của mình, bạn sẽ thấy như dưới đây:

oneway.vn_53607

Đây là hình ảnh nổi để xác định những quyển sách thích hợp cho bạn và giúp bạn biết chúng đang nằm ở đâu trên kệ sách, giúp bạn có thêm các phần trích dẫn thực tế hơn để nghiên cứu. (Cặp kính biết rõ số trang của những quyển sách có nội dung tương tự trong các tài liệu kỹ thuật hoặc là vì bạn đã từng đọc chính văn bản đó rồi; ngay cả nếu bạn chưa đọc, nó giống như ứng dụng Evernote vậy). Cặp kính làm xuất hiện các bản văn liên quan đến câu Kinh Thánh mà bạn đang đọc và còn ghi nhớ những bản văn mà bạn đã đánh dấu nữa (những dòng chữ màu vàng trong hình ảnh). Bạn có thể tương tác nhiều hơn với Holograms, tìm kiếm các kết quả, hoặc là bạn có thể chọn quyển sách bất kỳ trên kệ sách để nghiên cứu trực tiếp.

Điều cuối cùng và rõ ràng nhất, Holograms thúc đẩy mô hình 3D, các mốc thời gian và bản đồ giúp cho việc học Kinh Thánh hiện nay có được nhiều khía cạnh tương tác mới. Chúng có thể làm xuất hiện các trang sách và trải ra trong không gian, cho phép bạn điều khiển bằng những cách thức không thể thực hiện được với không gian 2D.

Kỹ thuật tạo ảnh ba chiều bỏ qua một cách gọn gàng những bước giới hạn của việc học Kinh Thánh hiện nay và có khả năng mở rộng ra hơn nữa, để hỗ trợ cho việc học Kinh Thánh bằng kỹ thuật số. Chúng ta sẽ chờ đón điều này.

Dịch: Thiên Ân.

Nguồn: Christinity Today.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *